answer
stringlengths 8
9.04k
| question
stringlengths 12
6.17k
|
---|---|
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Sau khi nhổ răng vĩnh viễn bạn cần có kế hoạch phục hình lại răng đã nhổ ( trừ trường hợp răng khôn không cần phục hình lại ). Thời điểm làm phục hình răng thường dao động từ 2 tuần-2 tháng sau nhổ răng.
Nếu để lâu không phục hình lại răng thì bạn sẽ bị giảm chức năng nhai. Ngoài ra các răng bên cạnh và răng đối với răng nhổ ở hàm trên sẽ di lệch về khoảng mất răng, cùng với tiêu xương vùng mất răng gây khó khăn cho việc phục hình.
Vì vậy trường hợp của bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt càng sớm càng tốt để được phục hình lại răng đã mất.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Mình nhổ răng hàm dưới khoảng 2 năm rồi mà không trồng răng mới. Bác sĩ cho mình hỏi có thể trồng răng sau khi nhổ răng hàm dưới 2 năm được không? Cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Theo như những triệu chứng bạn khai như nước tiểu có bọt, hôi, màu vàng nâu vào buổi sáng,. . Những triệu chứng bạn nói đều bất thường, nhưng tùy vào triệu chứng đi kèm và khám xét thì mới có định hướng được chẩn đoán. Với những triệu chứng trên mà kèm theo tiểu buốt, hay gắt, đau bụng dưới, sẽ nghĩ nhiều đến nhiễm trùng đường tiểu. Nhưng với triệu chứng đó kèm theo phù, tiểu ít thì phải xem xét các bệnh lý cầu thận. .
Do vậy, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ khám xét, cần thiết làm các xét nghiệm để có chẩn đoán xác định và điều trị. Nếu nhiễm trùng đường tiểu mà không điều trị tích cực sẽ tái phát nhiều lần, hoặc nhiễm trùng lan ngược dòng lên thận rất nguy hiểm. Trường hợp bạn đến khám, bác sĩ sau khi khám xét, sẽ cho làm các xét nghiệm cần thiết theo định hướng của chẩn đoán, như xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm bụng,... cần thiết xét nghiệm cao hơn như CT,... để xác định chẩn đoán.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em có một số triệu chứng sau xin bác sĩ tư vấn giúp: nước tiểu có bọt, hôi, màu vàng nâu vào buổi sáng, sáng ngủ dậy người cảm thấy mệt mỏi hay cảm thấy khát nước, miệng hay có vị lạ. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp nước tiểu bọt vàng nâu kèm mùi hôi sau khi ngủ dậy nên đi khám không? Cám ơn bác sĩ |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn có nhiều u nang ở họng, kết quả này không biết bạn khám ở đâu nhưng thông thường trong chuyên khoa Tai mũi họng chỉ có u nang ở họng, hạ họng, thanh quản hoặc khoang miệng. Trong u nang nói chung khi khám lâm sàng không thể phân biệt được nang nước hay nang bã đậu, tùy vị trí có thể gây nuốt vướng - nuốt nghẹn hoặc dễ sặc thức ăn,...
Việc xử trí và điều trị u nang phải được thăm khám cẩn thận chứ khó để tư vấn cho bạn. Vì thế, bạn nên thăm khám chuyên khoa Tai mũi họng tại bệnh viện để được khám và tư vấn cho bạn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em đi nội soi họng tại bệnh viện, bác sĩ có bảo em có nhiều u nang ở họng, bác sĩ nói rằng theo con mắt nghề nghiệp thì đây không phải u ác tính. Em cảm nhận được rằng đôi khi nuốt cũng hơi vướng so với thời gian trước. Vậy bác sĩ cho em hỏi có nhiều u nang ở họng điều trị thế nào? Nếu muốn những u nang nước đó tẹt đi, hay giảm đi, không xuất hiện nữa thì em phải ăn kiêng gì, sinh hoạt ra sao và uống thuốc gì hay phương pháp gì để nó không biến thành u ác tính? Em cảm ơn bác sĩ. |
Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Thị Phương Hoa - Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen AI-Doctor.
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bệnh Down có hai nguyên nhân chính:
Phát sinh mới (Down thể tự do) ở người mắc hội chứng Down.
Down do chuyển đoạn, di truyền trong gia đình.
Để biết được bệnh Down có di truyền trong gia đình không, cần xét nghiệm di truyền của người mắc bệnh Down. Hoặc nếu bạn lo lắng sinh con mắc bệnh Down bạn có thể xét nghiệm nhiễm sắc thể của bạn và sàng lọc Down cho thai nhi theo hướng dẫn của bác sĩ Sản khoa (siêu âm, double test, NIPT,...).
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi nguyên nhân bệnh Down là gì? Nhà em có người cô bị bệnh Down, vậy có ảnh hưởng gì khi cháu gái có gia đình sinh không? Có bị đi truyền từ cô không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Theo kết quả test dung nạp 75gr đường chỉ số đường huyết lúc đói 5,65 mmol/l, sau 2 giờ 8,8 mmol/l, bạn cung cấp thì hiện tại em có tăng đường máu khi làm nghiệm pháp sau 2 giờ tức là bạn bị theo dõi tiền đái tháo đường.
Giai đoạn này, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn giảm chất ngọt. Sau 3 tháng, bạn khám lại chuyên khoa Nội tiết và lại xét nghiệm glucose máu và chỉ số HbA1C để đánh giá lại.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị tiểu đường thai kỳ. Sau khi sinh bé 2 tháng, em test dung nạp 75gr đường kết quả lúc đói là: 5,65 mmol/l, sau 2 giờ là 8,8 mmol/l. Vậy bác sĩ cho em hỏi chỉ số đường huyết lúc đói 5,65 mmol/l, sau 2 giờ 8,8 mmol/l có sao không? Em có bị tiểu đường không thưa bác sĩ? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Chảy máu đường mật là tổn thương trong lưu thông máu giữa đường mật với và các mạch máu như động mạch gan, tĩnh mạch gan, tĩnh mạch cửa,... gây xuất huyết bên trong đường mật.
Chảy máu đường mật là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong do mất máu nhiều. Vì vậy việc thăm khám, chẩn đoán xác định và điều trị kịp thời đóng vai trò tiên quyết đối với tiên lượng của bệnh nhân.
Khi người bệnh có chỉ định mổ nội soi điều trị chảy máu đường mật, bác sĩ gây mê sẽ thăm khám ngay để đánh giá tổng trạng người bệnh, mức độ thiếu máu, các bệnh lý kèm theo. Người bệnh được hướng dẫn nhịn ăn uống (nhịn 6 tiếng đối với thức ăn và sữa, nhịn nước lọc - nước đường 2 tiếng trước mổ) để giảm nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản và hít sặc khi gây mê. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được làm các xét nghiệm tiền phẫu cần thiết trước khi chuyển vào phòng mổ. Ekip bác sĩ gây mê và điều dưỡng phụ mê sẽ chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết để gây mê và hồi sức cho người bệnh.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ có thể tư vấn giúp em chuẩn bị gì khi gây mê nội khí quản mổ nội soi điều trị chảy máu đường mật? Cảm ơn bác sĩ tư vấn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Vai trò của kỹ thuật gây tê vùng trong giảm đau đa phương thức ngày càng phát triển, được khẳng định trong điều trị đau sau mổ nói chung và phẫu thuật vú nói riêng.
Các kỹ thuật gây tê mang lại hiệu quả giảm đau tốt trong điều trị đau sau phẫu thuật cắt vú, phù hợp với xu hướng gây mê giảm đau không Opioid hiện nay: Kỹ thuật gây tê mặt phẳng cơ dựng sống, gây tê cạnh sống, gây tê khoang cân cơ thành ngực, catheter tiêm thấm vết mổ. Tùy thuộc vào vị trí và phương pháp phẫu thuật, bác sĩ gây mê sẽ chọn kỹ thuật gây tê vùng phù hợp để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất cho bệnh nhân.
Gây tê vùng có thể thực hiện độc lập hay phối hợp với an thần hoặc gây mê toàn diện.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi những kỹ thuật giảm đau trong phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối liên hệ giữa gây mê và tiến triển của bệnh Alzheimer và các loại mất trí nhớ khác. Tuy nhiên, có một số người bệnh có tình trạng lú lẫn sau phẫu thuật khi họ tỉnh lại. Sự thay đổi này có thể liên quan đến tình trạng mê sảng do sự thay đổi đột ngột trong trí nhớ, sự chú ý, định hướng và khả năng suy nghĩ. Rối loạn chức năng nhận thức sau phẫu thuật có thể xuất hiện và thường là tình trạng tạm thời dẫn đến sự suy giảm về tinh thần. Tình trạng này thường sẽ biến mất theo thời gian và ít khi gây ảnh hưởng kéo dài.
Tóm lại, vẫn chưa có bằng chứng cho mối liên hệ giữa gây mê và mất trí nhớ. Chính vì vậy, người bệnh cũng không nên quá lo lắng mà hãy tập trung vào kiểm soát những yếu tố có thể ảnh hưởng đến trí nhớ như chế độ ăn hợp lý, tập luyện thể chất, sức khỏe tim mạch để duy trì một bộ não khỏe mạnh.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi có phải gây mê làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer không? Cảm ơn bác sĩ tư vấn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Khi điều trị dị dạng mạch máu não, có 3 phương pháp điều trị, và phần lớn thường sử dụng phối hợp, không điều trị tách rời là: Gamma knife, DSA và phẫu thuật.
Trong đó, can thiệp tối thiểu ít nhất, ít xâm lấn nhất là điều trị bằng xạ phẫu gamma knife. Gamma knife là phương pháp dùng tia chiếu để xơ hóa búi dị dạng. Khi mà thất bại, phải phối hợp với phương pháp DSA, khi khối đó xuất huyết tạo cái nang thì bắt buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật. Sau khi điều trị, tùy thuộc kích thước búi dị dạng và biện pháp can thiệp mà thời gian khối dị dạng biến mất khi kiểm tra lại trên phim là dài ngắn khác nhau.
Về mặt lý thuyết thì sau khi can thiệp, có thể có tình trạng xuất hiện những dị dạng mới, nhưng thực tế lâm sàng rất hiếm gặp. Đó là sự tăng sinh mạch máu để nuôi chứ không phải tăng sinh để tạo thành 1 khối thông động tĩnh mạch khác. Sau khi mới điều trị, hầu hết các chế độ sinh hoạt, làm việc là bình thường. Tuy nhiên, nên hạn chế uống bia rượu vì sau khi uống sẽ kích thích mạch máu não tăng lên, đồng nghĩa kích thích búi dị dạng, dễ gây ra hiện tượng động kinh. Lúc này bệnh nhân sẽ được dặn dò phải uống thuốc chống động kinh đều đặn.
Đặc biệt, trong những trường hợp bệnh nhân lớn tuổi, bị cao huyết áp, nếu không kiểm soát huyết áp tốt sẽ làm tăng khả năng làm vỡ búi dị dạng.
Ngoài ra, bệnh nhân cố gắng đừng vận động mạnh, hay tập thể dục mạnh, làm việc hoặc xách vật quá nặng sẽ làm tăng áp lực lên não, tăng khả năng vỡ mạch máu sau khi xạ phẫu. Bệnh nhân nên hạn chế những thực phẩm gây táo bón, vì táo bón cũng tạo áp lực lên trên não.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị dị dạng mạch máu não. Sau điều trị khi chụp hình lại thì không còn thấy dị dạng. Vậy bác sĩ cho em hỏi chụp hình không thấy dị dạng sau điều trị dị dạng mạch máu não là sao? Như vậy em đã gọi là khỏi chưa và có khả năng bị tái phát lại không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Đau đầu có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân gây đau đầu:
Đau đầu do các bệnh thần kinh
Chấn thương sọ não.
Bệnh màng não - mạch máu não.
Hội chứng tăng áp lực nội sọ.
Bệnh đau nửa đầu (Migraine).
Rối loạn chức năng.
Đau đầu do bệnh toàn thân
Nhiễm khuẩn toàn thân cấp tính.
Nhiễm độc.
Say nóng, say nắng.
Do bệnh nội khoa
Bệnh tim mạch.
Bệnh tiêu hoá.
Bệnh thận món tính.
Thiếu máu.
Rối loạn nội tiết.
Do các bệnh chuyên khoa khác: Mắt, Tai - mũi - họng.
Căn nguyên tại phần mềm ngoài sọ và hộp sọ
Viêm xương sọ, bệnh xương Paget.
Di căn ung thư vào xương sọ.
Biến dạng cột sống cổ.
Đau dây thần kinh chẩm lớn do thoái hoá khớp đốt sống cổ.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Viêm động mạch thái dương còn gọi là bệnh Horton.
Vì vậy, bạn cần đi khám để kiểm tra tình trạng đau đầu của bạn là nguyên nhân nào. Ngoài ra bạn cần uống nhiều nước, tập thể dục, có chế độ học tập và nghỉ ngơi hợp lý.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Cháu bị đau đầu mất ngủ 5 ngày liền kiểu tối ngủ được 1 lát xong bật dậy rồi nằm im ru, cháu đau đầu không ngủ được luôn. Vậy bác sĩ sĩ cho cháu hỏi đau đầu kèm mất ngủ 5 ngày phải làm sao? Cháu cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Gây mê để phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày được lựa chọn là gây mê toàn thân hỗ trợ thông khí qua nội khí quản.
Gây mê toàn thân là phương pháp vô cảm với mục đích khiến cho người bệnh mất cảm giác, ý thức, các phản xạ một khoảng thời gian tạm thời bằng cách sử dụng thuốc mê tác động lên hệ thần kinh trung ương.
Vì vậy, bệnh nhân cần chuẩn bị:
Cung cấp các thông tin về tiền sử bệnh tật đã và đang điều trị.
Cung cấp về tiền sử dùng thuốc: Một số loại thuốc chống đông như Aspirin cần phải ngừng sử dụng trước phẫu thuật ít nhất 1 tuần. Bác sĩ có thể phải thay thế một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng để vừa đảm bảo điều trị bệnh kèm theo vừa an toàn trong gây mê.
Cần chuẩn bị nhịn ăn uống theo yêu cầu phẫu thuật: Cần ngừng ăn uống trước phẫu thuật ít nhất 6 - 8h, nếu cần phải uống thuốc thì nên uống 1 lượng nhỏ và theo tư vấn của bác sĩ nếu được.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện gây mê phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày? Mong được bác sĩ giải đáp, em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Chỉ định gây tê tủy sống phẫu thuật thoát vị bẹn thông thường khi phẫu thuật mổ mở.
Gây tê tủy sống là phương pháp tiêm một lượng thuốc tê vào khoang dưới màng nhện. Thông thường, bác sĩ gây mê sẽ sử dụng kim gây tê tủy sống G25 - 29 để gây tê. Kim sẽ đi qua khe đốt sống đâm qua các mô, dây chằng vàng, qua màng cứng và vào màng nhện. Nếu thủ thuật gây tê tủy sống thuận lợi, chọc dò đường giữa chính xác không gây tổn thương tổ chức cạnh cột sống thì đau lưng hiếm khi xảy ra. Nếu có thì thông thường sau 48h triệu chứng đau lưng sẽ thuyên giảm và hết sau đó. Trừ khi tổn thương nhiều gây ra biến chứng tại cột sống thì tình trạng đau lưng mới phức tạp hơn. Khi đó cần tư vấn khám xét của các chuyên gia trong ngành.
Hiện tại bệnh viện đang áp dụng quy trình gây tê tủy sống áp dụng các trang thiết bị tốt nhất như việc khảo sát cột sống trước gây tê bằng máy siêu âm, kèm theo gây tê bằng kim bút chì G27 nên mức độ chính xác cao và mức độ tổn thương rất ít nên nguy cơ đau lưng thấp nhất có thể.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi sau khi gây tê tủy sống mổ thoát vị bẹn có bị đau lưng không? Nếu có thì kéo dài bao lâu? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Chỉ định gây tê tủy sống trong tán sỏi niệu quản, sau phẫu thuật bệnh nhân thường được đặt một ống thông JJ nối từ bể thận xuống bàng quang cùng bên với bên tán sỏi.
Gây tê tủy sống là phương pháp tiêm một lượng thuốc tê vào khoang dưới màng nhện. Thông thường, bác sĩ gây mê sẽ sử dụng kim gây tê tủy sống G25 - 29 để gây tê. Kim sẽ đi qua khe đốt sống đâm qua các mô, dây chằng vàng, qua màng cứng và vào màng nhện. Nếu thủ thuật gây tê tủy sống thuận lợi, chọc dò đường giữa chính xác không gây tổn thương tổ chức cạnh cột sống thì đau lưng hiếm khi xảy ra. Nếu có thì thông thường sau 48h triệu chứng đau lưng sẽ thuyên giảm và hết sau đó. Trừ khi tổn thương nhiều gây ra biến chứng tại cột sống thì tình trạng đau lưng mới phức tạp hơn. Khi đó cần tư vấn khám xét của các chuyên gia trong ngành.
Bệnh nhân mới tán sỏi niệu quản được 2 ngày nên tình trạng đau lưng có thể hay gặp do 2 nguyên nhân:
Một là có thể cảm giác tức vùng lưng hông do sonde JJ cọ xát vào tổ chức.
Hai là đau lưng do gây tê tủy sống nếu có, tình trạng đau này thường hết sau 48h.
Hiện tại bệnh viện đang áp dụng quy trình gây tê tủy sống áp dụng các trang thiết bị tốt nhất như việc khảo sát cột sống trước gây tê bằng máy siêu âm, kèm theo gây tê bằng kim bút chì G27 nên mức độ chính xác cao và mức độ tổn thương rất ít nên nguy cơ đau lưng thấp nhất có thể.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Ba em mới tán sỏi niệu quản được 2 ngày, ba có được chỉ định gây tê tủy sống. Nhưng hiện tại ba em thấy hơi đau lưng. Vậy bác sĩ cho em hỏi đau lưng sau gây tê tủy sống tán sỏi niệu quản là sao? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn nội soi có kết quả dày vách xoang kèm tụ dịch trong xoang có nghĩa là bạn có dị hình vách ngăn thường làm hẹp hốc mũi, một số trường hợp có thể gây viêm xoang nên dẫn đến ứ đọng dịch trong xoang.
Nếu tình trạng không nghiêm trọng, điều trị khỏi hoàn toàn thì không cần phải can thiệp, nếu dị hình vách ngăn dẫn đến ngạt mũi kéo dài, đau nhức đầu, viêm xoang mạn tính thì cần phải phẫu thuật chỉnh sửa vách ngăn.
Tại khoa Tai mũi họng AI-Doctor, phẫu thuật nội soi chỉnh sửa vách ngăn có thể ra viện trong 1 - 2 ngày sau phẫu thuật.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Hôm nay, em kết quả nội soi mũi dày vách xoang kèm tụ dịch trong xoang nghĩa là gì? Em cảm ơn bác sĩ tư vấn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Tình trạng giật sống mũi thường là do rối loạn của co cơ quanh hốc mũi, có thể do viêm dây thần kinh ngoại vi , ít khi gây nguy hiểm cho cơ thể. Nếu tình trạng kéo dài thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Nội Thần kinh để được tư vấn cụ thể.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Dạo gần đây, em bị co giật sống mũi. Cụ thể là bị giật 2 bên sống mũi, nhìn vào gương có thể thấy rõ mũi giật liên tiếp. Mỗi lần giật kéo dài khoảng 1 phút và bị nhiều lần trong ngày. Bác sĩ cho em hỏi co giật sống mũi là dấu hiệu bệnh gì? Mong bác sĩ tư vấn, em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Hầu hết các thủ thuật nội soi tiêu hóa hiện nay đều được thực hiện với thuốc an thần. An thần vừa phải bằng cách sử dụng benzodiazepin và opioid tiếp tục được sử dụng rộng rãi, nhưng an thần bằng propofol đang trở nên phổ biến hơn vì đặc tính dược động học độc đáo của nó làm cho nội soi hầu như không đau, với quá trình hồi phục nhanh và có thể đoán trước được.
Gây mê an thần hay gây mê tĩnh mạch: Thuốc an thần được sử dụng qua IV. Có ba loại an thần, bao gồm:
Nhẹ: Người bệnh tỉnh táo và phản ứng nhanh.
Trung bình: Người bệnh có thể buồn ngủ nhưng có thể thức dậy.
Sâu: Tương tự như gây mê toàn thân, khi bệnh nhân đang chìm trong giấc ngủ sâu.
An thần và gây mê toàn thân đều là hai hình thức gây mê, nhưng mọi người sẽ gặp các tác dụng khác nhau tùy thuộc vào loại được bác sĩ sử dụng trong quá trình phẫu thuật, bao gồm mức độ tỉnh táo, hỗ trợ thở và các tác dụng phụ có thể xảy ra. Thuốc an thần thường được đặc trưng bởi những người cảm thấy buồn ngủ nhưng ở trong trạng thái tỉnh táo thoải mái. Trong khi đó, khi được gây mê toàn thân, người ta bị mất ý thức hoàn toàn.
Chức năng tim mạch thường được duy trì trong suốt thời gian dùng thuốc an thần, và mọi người có thể thở một cách độc lập. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là có thể không sử dụng hỗ trợ hô hấp trong một số trường hợp dùng thuốc an thần. Mặt khác, gây mê toàn thân thường làm giảm hô hấp, và cần phải theo dõi và hỗ trợ thở. Các tác dụng phụ có thể liên quan đến gây mê toàn thân tránh được khi dùng thuốc an thần, vì thời gian hồi phục sau thuốc an thần thường nhanh hơn.
Chỉ định sử dụng thuốc an thần qua đường tĩnh mạch cho các thủ thuật sau:
Tất cả người bệnh nội soi tiêu hoá (không có chống chỉ định gây mê tĩnh mạch).
Sinh thiết vú hoặc da.
Phẫu thuật hoặc sửa chữa nhỏ, chẳng hạn như gãy xương: Nắn bó bột, an thần
Chụp MRI hay chụp mạch máu não.
Các thủ thuật sử dụng một ống soi, chẳng hạn như nội soi ruột kết tràng,...
Nhổ răng.
Phẫu thuật mắt.
Gây mê tĩnh mạch kết hợp với gây tê vùng,...
Chống chỉ định:
Người bệnh có dạ dày đầy: Xuất huyết tiêu hoá cao, tắc ruột, hẹp môn vị,...
Người bệnh có tiền sử dị ứng các thuốc gây mê.
Chống chỉ định tương đối: Người bệnh từ chối an thần.
Ở các nước phát triển, phần lớn các thủ thuật nội soi thường quy, ít rủi ro hiện được thực hiện với một số hình thức an thần. Nội soi tiêu hóa (GI) là một thủ tục vốn không thoải mái, có khả năng gây đau bụng, chuột rút và chướng bụng khi nội soi đại tràng, buồn nôn và nôn và nghẹn trong khi soi thực quản. Việc sử dụng thuốc an thần cho phép thực hiện một quy trình kỹ lưỡng và thoải mái hơn, với tỷ lệ phát hiện polyp và tỷ lệ hoàn thành thủ thuật cao hơn. Một bệnh nhân được an thần, thoải mái không chỉ nâng cao sự hài lòng của bác sĩ nội soi, mà còn liên quan đến khả năng bệnh nhân sẵn sàng trải qua các thủ tục một lần nữa.
Tại bệnh viện chúng tôi đã có phác đồ an thần cho người bệnh nội soi tiêu hóa với mục đích:
Đảm bảo nhân viên y tế thực hiện theo đúng tiêu chuẩn khi thực hiện phương pháp an thần cho người bệnh nội soi tiêu hoá.
Đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Các bước thực hiện
Chuẩn bị:
Phương tiện, dụng cụ:
- Máy theo dõi các thông số: Điện tim, huyết áp, oxy hóa máu (SpO2), nhịp thở.
- Bơm tiêm điện có chức năng TCI (Target Controlled Infusion).
- Máy hút.
- Xe e-trolley với phương tiện cấp cứu như quy định.
Thuốc :
- Thuốc gây mê: Có thể sử dụng 1 trong các loại sau: Propofol
- Thuốc giảm đau: Có thể sử dụng 1 trong các loại sau:
- Fentanyl 50mcg/ml hoặc : Sufentanil 5mcg/ml.
- Chuẩn bị thuốc cấp cứu: Atropin, Phenyl Drin, Ephedrin, Adrenalin,...
Người bệnh :
- Lắp các phương tiện theo dõi: Điện tim, Huyết áp, SpO2.
- Cho NB thở Oxy 3 - 5l/phút.
- Đặt đường truyền dịch ngoại vi kim 18 hoặc 20G hoặc 22G hoặc 24G với dung dịch Ringerfundin hoặc Ringer Lactat hoặc NaCl 0,9%. Đảm bảo đường truyền dịch chảy tốt.
- Đặt người bệnh nằm theo tư thế thủ thuật (nghiêng trái).
Tiến hành:
Fentanyl 1-2 mcg/kg hoặc Sulfentanil 0,1-0,2 mcg/kg tiêm tĩnh mạch.
Propofol TCI: 2 - 4mcg/ml truyền tĩnh mạch.
Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh trong suốt quá trình làm thủ thuật, ghi chép đầy đủ trong bảng theo dõi gây mê.
Theo dõi sau thủ thuật: Tại phòng hồi tỉnh theo dõi và chăm sóc người bệnh tại hồi tỉnh.
Tri giác, điểm đau, nguy cơ ngã
Nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, SpO2.
Ghi chép đầy đủ theo bảng theo dõi người bệnh tại phòng hồi tỉnh.
Sau khi soi1 giờ người bệnh ổn định có thể ăn nhẹ và có thể xuất viện trong ngày
Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và theo dõi sau an thần trong 24 giờ
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi em đi nội soi đại tràng có được chọn gây mê tĩnh mạch không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Cắt ruột thừa là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Đây là một cuộc phẫu thuật khẩn cấp phổ biến được thực hiện để điều trị viêm ruột thừa, một tình trạng viêm của ruột thừa. Ruột thừa là một túi nhỏ, hình ống gắn với ruột già của bạn. Nó nằm ở phía dưới bên phải của bụng. Mục đích chính xác của ruột thừa không được biết. Tuy nhiên, người ta tin rằng nó có thể giúp chúng ta phục hồi sau tiêu chảy, viêm nhiễm và nhiễm trùng ruột non và ruột già.
Khi ruột thừa bị viêm và sưng tấy vi khuẩn có thể nhanh chóng sinh sôi bên trong ruột và dẫn đến hình thành mủ. Sự tích tụ của vi khuẩn và mủ này có thể gây đau quanh rốn và lan xuống phần dưới bên phải của bụng. Đi bộ hoặc ho có thể khiến cơn đau tồi tệ hơn. Bạn cũng có thể bị buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Điều quan trọng là phải tìm cách điều trị ngay nếu bạn đang có các triệu chứng của viêm ruột thừa.
Khi tình trạng này không được điều trị, ruột thừa có thể vỡ ra (ruột thừa bị thủng) và giải phóng vi khuẩn và các chất có hại khác vào khoang bụng. Điều này có thể đe dọa tính mạng và sẽ dẫn đến thời gian nằm viện lâu hơn. Cắt ruột thừa là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh viêm ruột thừa. Điều quan trọng là phải cắt bỏ ruột thừa ngay lập tức, trước khi ruột thừa có thể bị vỡ. Một khi phẫu thuật cắt ruột thừa được thực hiện, hầu hết mọi người đều hồi phục nhanh chóng và không có biến chứng.
Phẫu thuật cắt ruột thừa thường được thực hiện để loại bỏ ruột thừa khi bị nhiễm trùng khiến nó bị viêm và sưng tấy. Tình trạng này được gọi là viêm ruột thừa. Nhiễm trùng có thể xảy ra khi phần mở của ruột thừa bị tắc nghẽn bởi vi khuẩn và phân. Điều này làm cho ruột thừa của bạn bị sưng và viêm. Cách đơn giản và nhanh chóng nhất để điều trị viêm ruột thừa là cắt bỏ ruột thừa. Ruột thừa của bạn có thể vỡ nếu viêm ruột thừa không được điều trị ngay lập tức và hiệu quả. Nếu ruột thừa bị vỡ, vi khuẩn và các hạt phân trong cơ quan có thể lây lan vào bụng của bạn. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng gọi là viêm phúc mạc. Bạn cũng có thể bị áp xe nếu ruột thừa bị vỡ. Cả hai đều là những tình huống nguy hiểm đến tính mạng cần phải phẫu thuật ngay lập tức.
Có hai hình thức cắt ruột thừa: mở và nội soi. Loại phẫu thuật mà bác sĩ chọn phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm ruột thừa và tiền sử bệnh của bạn.
Cắt ruột thừa mở: Trong quá trình phẫu thuật cắt ruột thừa mở, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường ở phía dưới bên phải bụng của bạn. Ruột thừa của bạn đã được cắt bỏ và vết thương được khâu lại bằng băng. Quy trình này cho phép bác sĩ làm sạch khoang bụng nếu ruột thừa của bạn bị vỡ. Bác sĩ có thể chọn phương pháp phẫu thuật cắt ruột thừa mở nếu ruột thừa của bạn đã bị vỡ và nhiễm trùng đã lan sang các cơ quan khác. Đây cũng là lựa chọn ưu tiên cho những người đã từng phẫu thuật vùng bụng trước đây.
Cắt ruột thừa nội soi: Trong quá trình phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiếp cận ruột thừa thông qua một vài vết rạch nhỏ trên bụng của bạn. Sau đó, một ống nhỏ và hẹp được gọi là ống thông sẽ được đưa vào. Ống thông được sử dụng để làm phồng bụng của bạn bằng khí carbon dioxide. Khí này cho phép bác sĩ phẫu thuật nhìn thấy ruột thừa của bạn rõ ràng hơn. Khi bụng đã căng phồng, một dụng cụ gọi là nội soi sẽ được đưa vào qua vết mổ. Nội soi là một ống dài, mỏng với ánh sáng cường độ cao và một camera độ phân giải cao ở phía trước. Máy ảnh sẽ hiển thị hình ảnh trên màn hình, cho phép bác sĩ phẫu thuật nhìn thấy bên trong bụng của bạn và hướng dẫn các dụng cụ. Khi tìm thấy ruột thừa, nó sẽ được buộc lại bằng các miếng vải và cắt bỏ. Các vết mổ nhỏ sau đó được làm sạch, đóng lại và mặc quần áo. Phẫu thuật nội soi thường là lựa chọn tốt nhất cho người lớn tuổi và những người thừa cân. Nó có ít rủi ro hơn thủ thuật cắt ruột thừa mở và thường có thời gian hồi phục ngắn hơn.
Thuốc gây mê toàn thân làm mất ý thức và mất cảm giác đau có thể hồi phục để bác sĩ phẫu thuật phẫu thuật cho bệnh nhân. Việc sử dụng thuốc gây mê nói chung là phổ biến, nhưng chúng tạo ra tác dụng như thế nào thì vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Gây mê toàn thân là một loại thuốc được tiêm vào tĩnh mạch (IV) hoặc mặt nạ. Nó được thực hiện bởi một bác sĩ gây mê hoặc y tá gây mê, một bác sĩ hoặc y tá được đào tạo đặc biệt, những người cũng sẽ theo dõi các dấu hiệu quan trọng và nhịp thở của bệnh nhân trong suốt quá trình phẫu thuật. Bác sĩ gây mê hoặc bác sĩ gây mê thường sử dụng thuốc gây mê toàn thân trước khi phẫu thuật. Gây mê toàn thân có một số tác dụng phụ tiềm ẩn. Một số cá nhân có thể không gặp tác dụng phụ, trong khi những người khác có thể gặp một số ít. Không có tác dụng phụ nào đặc biệt kéo dài và chúng có xu hướng xảy ra ngay sau khi gây mê.
Gây mê toàn thân rất an toàn. Ngay cả khi bạn có vấn đề sức khỏe đáng kể, bạn rất có thể sẽ chịu được gây mê toàn thân mà không gặp vấn đề gì nghiêm trọng. Tác dụng phụ của gây mê toàn thân có thể bao gồm: Nhưng với bất kỳ loại thuốc hoặc thủ thuật y tế nào, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ. Đây là những gì mong đợi.
Hầu hết các tác dụng phụ của gây mê toàn thân xảy ra ngay sau khi bạn phẫu thuật và không kéo dài. Sau khi phẫu thuật xong và ngừng sử dụng thuốc gây mê, bạn sẽ từ từ thức dậy trong phòng phẫu thuật hoặc phòng hồi sức. Có thể bạn sẽ cảm thấy chệnh choạng và hơi bối rối. Bạn cũng có thể cảm thấy bất kỳ tác dụng phụ phổ biến nào sau đây:
Buồn nôn và ói mửa. Tác dụng phụ phổ biến này thường xảy ra ngay sau khi làm thủ thuật, nhưng một số người có thể tiếp tục cảm thấy ốm trong một hoặc hai ngày. Thuốc chống buồn nôn có thể hữu ích.
Khô miệng. Bạn có thể cảm thấy khô rát khi thức dậy. Miễn là bạn không quá buồn nôn, nhấp một ngụm nước có thể giúp chăm sóc miệng khô của bạn.
Đau họng hoặc khàn giọng. Ống được đưa vào cổ họng để giúp bạn thở trong khi phẫu thuật có thể khiến bạn bị đau họng sau khi lấy ra.
Ớn lạnh và rùng mình. Thông thường nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ giảm xuống trong quá trình gây mê toàn thân. Các bác sĩ và y tá của bạn sẽ đảm bảo rằng nhiệt độ của bạn không giảm quá nhiều trong khi phẫu thuật, nhưng bạn có thể thức dậy run rẩy và cảm thấy lạnh. Cảm giác ớn lạnh của bạn có thể kéo dài trong vài phút đến hàng giờ.
Lẫn lộn và suy nghĩ mờ nhạt. Khi lần đầu tiên thức dậy sau gây mê, bạn có thể cảm thấy bối rối, buồn ngủ và mờ mắt. Điều đặc biệt là người lớn tuổi - sự nhầm lẫn cày thường chỉ kéo dài trong vài giờ, nhưng đối với một số người - đó thể kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần.
Đau cơ. Các loại thuốc được sử dụng để thư giãn cơ bắp của bạn trong khi phẫu thuật có thể gây đau nhức sau đó.
Ngứa. Nếu sử dụng thuốc gây nghiện (opioid) trong hoặc sau khi phẫu thuật, bạn có thể bị ngứa. Đây là một tác dụng phụ phổ biến của nhóm thuốc này.
Các vấn đề về bàng quang. Bạn có thể gặp khó khăn khi đi tiểu trong một thời gian ngắn sau khi gây mê toàn thân.
Chóng mặt. Bạn có thể cảm thấy chóng mặt khi lần đầu tiên đứng lên. Uống nhiều nước sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi phương pháp gây mê ít tác dụng phụ khi mổ ruột thừa cấp? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Gây tê qua khe xương cùng là một trong những kỹ thuật gây tê vùng được áp dụng phổ biến nhất trong bệnh nhi. Nó được sử dụng rộng rãi cho mục đích gây mê hoặc giảm đau trong các ca phẫu thuật vùng bụng dưới và chi dưới. Được mô tả lần đầu tiên vào năm 1933, gây tê qua khe xương có thể được sử dụng như một phương pháp duy nhất để gây mê phẫu thuật, hoặc kết hợp với gây mê toàn thân để giảm đau tốt sau mổ. Được sử dụng như một phương pháp duy nhất để gây tê phẫu thuật.
Gây tê qua khe xương có những ưu điểm như tránh các chất gây mê dễ bay hơi và thuốc chẹn thần kinh cơ, duy trì thông khí tự phát và phục hồi sớm. Khi được sử dụng hỗ trợ cho gây mê toàn thân, nó giúp tiết kiệm các chất gây mê dễ bay hơi và thuốc chẹn thần kinh cơ, giúp giảm đau tuyệt vời.
Chỉ định gây tê qua khe xương cùng có thể hữu ích ở trẻ em đối với các thủ thuật dưới rốn bao gồm: Phẫu thuật thoát vị bẹn, các can thiệp tiết niệu, sửa chữa chứng rò hậu môn và các thủ thuật phẫu thuật chi dưới. Gây tê qua khe xương cùng có thể thực hiện riêng lẻ hoặc là một biện pháp bổ sung cho gây mê toàn thân cho các thủ thuật này.
Tiêm ngoài màng cứng khe xương cùng cũng có thể giúp kiểm soát chứng đau thắt lưng mãn tính khi không đáp ứng với sử dụng thuốc chuẩn bị để thực hiện gây tê qua khe xương cùng, bác sĩ gây mê nên xem xét tiền sử của bệnh nhân và kiểm tra, đồng thời nhận được sự đồng ý rõ ràng. Đánh giá tiêu chuẩn ASA nên thực hiện trong quá trình này. Vị trí bệnh nhân có thể ở tư thế nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Nếu sang bên, phải gập chân ở hông và đầu gối để bệnh nhân ở tư thế ổn định.
Trong gây mê trẻ em, bệnh nhân thường được gây mê trước khi gây tê khe xương cùng. Thời gian chờ của quy trình sẽ diễn ra và khu vực này được phủ betadine, cồn hoặc chlorhexidine. Gây tê qua khe xương cùng một lần sử dụng kim Tuohy hoặc kim Crawford vát ngắn có kích thước từ 22 đến 25 đường kính.
Gây tê qua khe xương cùng thường được thực hiện với 0,125 đến 0,25% bupivacain hoặc 0,1 đến 0,375% ropivacain với liều 0,5 ml/ kg nếu mức độ đau ở xương cùng là cần thiết, 1,0 mL/ kg đối với mức độ đau ở thắt lưng. Để đạt được ít liệt vận động hơn, ropivacain có thể là một lựa chọn tốt hơn so với bupivacain. Các thuốc thêm vào gây tê khe xương cùng cũng đã được sử dụng. Epinephrine và clonidine có thể giúp kéo dài thời gian tác dụng, loại trước bằng cách co mạch làm giảm hấp thu và loại sau bằng cách kích thích trực tiếp các thụ thể adrenoceptor alpha-2 trước và sau synap. Opioid như morphin và fentanyl là những lựa chọn, nhưng có thể có các tác dụng phụ như ngứa, buồn nôn và ức chế hô hấp, thường cần theo dõi 24 giờ.
Ở những bệnh nhân bị đau thắt lưng mãn tính và bệnh cơ, có thể tiêm corticosteroid vào khoang ngoài màng cứng ở đuôi. Corticosteroid như dexamethasone, betamethasone, methylprednisolon và triamcinolon là những tác nhân được lựa chọn.
Tại các bệnh viện chúng tôi luôn thực hiện thường quy gây tê qua khe xương cùng để thực hiện giảm đau cho các phẫu thuật nhi vùng bụng dưới , bẹn, tiết niệu và hậu môn trực tràng,...và luôn đem lại sự hài lòng cho người bệnh.
Các bác sĩ gây mê có thể thực hiện các gây tê qua khe xương cùng thông qua kỹ thuật mất sức cản và hướng dẫn dưới siêu âm. Gây tê qua khe xương cùng mất sức cản sự gián đoạn xương cùng được xác định bởi các điểm mốc của rãnh xương cùng được tìm thấy ở mỗi bên so với khe hở mông và ở đỉnh của một tam giác được tạo thành bởi các mào chậu phía trên. Kim vát hoặc máy đo góc được đưa vào một góc 45 độ sau khi chuẩn bị, cho thấy sự tiến triển qua dây chằng xương cùng và lối vào khoang ngoài màng cứng.
Gây tê qua khe xương cùng có hướng dẫn bằng siêu âm với người bệnh ở tư thế nằm sấp hoặc nằm nghiêng, một đầu dò tuyến tính 7 đến 13 MHz (đầu dò cong 2 đến 5 MHz nếu bệnh nhân béo phì) có thể được đặt ngang ở giữa xương cùng. Hình ảnh cắt ngang cho thấy các cấu trúc giảm phản âm sau: Dây chằng xương cùng ở bề ngoài ở giữa hai xương cùng và xương cùng sâu hơn. Cấu trúc giảm âm giữa dây chằng xương cùng và xương cùng là đích. Sau đó, đầu dò được quay 90 độ theo chiều dọc để kim có thể được đưa “trong mặt phẳng” vào vùng xương cùng bị gián đoạn. Để tránh đâm thủng màng cứng, không nên đưa kim lên quá 5mm sau đỉnh của đỉnh vì kim không thể nhìn thấy sau đỉnh của đỉnh. Sử dụng doppler màu có thể giúp xác định sự thành công của gây tê khe xương cùng. Nếu không có máu hoặc dịch não tủy được hút sau đó lượng thuốc gây tê cục bộ thích hợp là được tiêm với số lượng nhỏ, với các liều nhỏ tiêm lặp đi lặp lại trong suốt khi bơm thuốc. Có thể sử dụng liều thử nghiệm chứa epinephrine để loại trừ tiêm vào mạch máu. Điều quan trọng nhất để kiểm tra kim đúng vị trí (không bao gồm vị trí nội mạch) là dễ tiêm. Nếu dung dịch gây tê cục bộ có thể được tiêm với ít lực cản, nó hầu như nằm trong khoang ngoài màng cứng chính xác. Nếu như có sự phản kháng ban đầu hoặc sự kháng cự phát triển trong suốt quá trình tiêm, nên ngừng tiêm và đánh giá lại vị trí của kim.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi gây tê qua khe xương cùng được chỉ định trong phẫu thuật nào? Hiện ở Vinmec có thực hiện phương pháp này không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Phẫu thuật điều trị lõm ngực bẩm sinh là 1 kỹ thuật chuyên khoa. Tuy nhiên, về phương diện gây mê - hồi sức thì cũng như gây mê trong các phẫu thuật khác; biến chứng khi gây mê có thể gặp bao gồm: Nôn sặc, co thắt đường thở, suy thở, không đặt được ống thở (nội khí quản); biến chứng sau mổ có thể có như suy thở, xẹp phổi.
Ở AI-Doctor luôn trang bị đầy đủ phương tiện máy móc như: Đặt nội khí quản bằng ống nội soi mềm, hệ thống CMAC, Monitor theo dõi Mạch, điện tim, bão hòa Oxy máu, nồng độ CO2 thở ra, theo dõi độ mê, theo dõi độ giãn cơ; cùng với đội ngũ bác sĩ - kỹ thuật viên gây mê có trình độ tay nghề cao sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tai biến nhằm đảm bảo an toàn tốt nhất cho mọi cuộc phẫu thuật. Ngoài ra, AI-Doctor có kỹ thuật gây tê mặt phẳng cơ dựng sống giúp giảm đau sau mổ tốt, người bệnh sẽ không bị đau và sớm hồi phục.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi khi gây mê phẫu thuật lõm lồng ngực có biến chứng không? Nếu có thì là những biến chứng gì? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên nếu điều trị sớm và tích cực thì có thể hồi phục hoàn toàn. Hiện tại, bạn đã bị 2 tháng trước, hiện nay bạn cần thường xuyên tập thể dục: Ví dụ: Mát xa vùng bên liệt, tăng cường nhai bên liệt để tăng lưu thông tuần hoàn để cải thiện 1 phần.
Ngoài ra, bạn cần đi khám bác sĩ Nội thần kinh để bổ sung các thuốc điều trị bệnh lý thần kinh VII.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Khoảng 2 tháng trước, con có bị liệt dây thần kinh số 7 nhưng giờ đã điều trị khỏi, trong thời gian bị bệnh con chỉ nhai 1 bên bị liệt. Tuy bây giờ con đã hồi phục nhưng mặt, mũi, miệng của bên bị liệt vẫn đang bị xệ xuống so với bên còn lại. Vậy bác sĩ cho con hỏi mặt bị xệ sau điều trị liệt dây thần kinh số 7 phải làm sao? Cách khắc phục phải làm sao? Con cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Vì thông tin bạn đưa không có mốc thời gian cụ thể, nếu thời điểm bạn bị tai nạn trong vòng 24 - 48 tiếng mà bạn xuất hiện triệu chứng buồn nôn và nôn, hoặc đau đầu ngày càng tăng dần hoặc có biểu hiện co giật hoặc tê, yếu tay chân thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và có thể chụp CT sọ não để loại trừ nguyên nhân xuất huyết não do chấn thương.
Trong trường hợp bạn không có các dấu hiệu trên bạn có thể tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà. Các triệu chứng trên thường kéo dài vài ngày và giảm dần rồi hết, bạn cần nghỉ ngơi, duy trì chế độ sinh hoạt bình thường. Nếu mức độ triệu chứng nhiều, ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc triệu chứng kéo dài vài tuần thì bạn nên đến khám để được bác sĩ chuyên khoa Thần kinh đánh giá.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Cháu bị ngã khi tham gia giao thông và trán bị đập xuống mặt đường gây sưng choáng đầu và buồn nôn. Vậy bác sĩ cho em hỏi choáng đầu kèm buồn nôn sau ngã đập trán phải làm sao? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Hiện tại, bạn có tình trạng hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, căng thẳng thì trước tiên bạn cần chú ý tập trung mỗi khi làm việc và học tập, ngoại ra cần tăng cường tập thể dục, uống nước nhiều, ăn nhiều rau xanh, có chế độ học tập và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, tránh dùng điện thoại, máy tính nhiều.
Ngoài ra, nếu tình trạng đau đầu căng thẳng vẫn còn bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Thần kinh để kiểm tra thêm.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh và dễ nổi cáu, cũng như là ngày nào cũng suy nghĩ tiêu cực. Em nghĩ mình có thể đang bị suy nhược thần kinh do căng thẳng quá độ. Hiện tại thì việc khiến em căng thẳng nhất là phải ở nhà làm việc và học tập 100% qua online, dần đà, khả năng giao tiếp và diễn đạt của em kém đi rõ rệt. Đồng thời, không còn có thể tập trung vào bất kỳ mối quan hệ nào. Vậy bác sĩ cho em hỏi hoa mắt, chóng mặt kèm tim đập nhanh là dấu hiệu bệnh gì? Em phải làm gì để vượt qua sự căng thẳng này? Em xin cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Kết quả chụp Xquang hiện tại của bạn có gai các thân đốt sống là bất thường, hình ảnh gai xương thân các đốt sống nghĩa là bạn có tình trạng thoái hóa các thân đốt sống. Việc mang vác nặng thường xuyên làm cho vùng cột sống thắt lưng phải chịu nhiều áp lực trong thời gian dài, khiến cấu trúc cột sống bị phá hủy nghiêm trọng, gây tổn thương vùng cột sống, gai đốt sống, làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống và gây đau lưng. Đồng thời, việc này cũng làm cho các đĩa đệm bị mòn, mất tính đàn hồi vốn có, rách đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm khiến vận động trong hệ xương khớp không còn dẻo dai, linh hoạt và gây đau khi cử động.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau cột sống thắt lưng, có thể do xương, do đĩa đệm, hoặc do phần mềm vùng cột sống thắt lưng như dây chằng, gân, cơ,... Tuy nhiên, trên Xquang chỉ cho phép đánh giá xương cột sống ở mức độ hạn chế mà khó có thể đánh giá các phần khác. Nếu đau lưng ở mức độ nặng và/ hoặc kèm theo hạn chế vận động chi hoặc yếu liệt và tê bì ở chân hoặc rối loạn tiểu tiện,... thì bạn nên đi khám ngay. Về chẩn đoán hình ảnh bạn có thể lựa chọn phương pháp chụp cộng hưởng từ để đánh giá toàn diện về cột sống thắt lưng.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em năm nay 35 tuổi thường làm việc bốc vác. Dạo gần đây, em hay đau lưng quá. Em có đi chụp X - quang kết quả có gai các thân đốt sống. Vậy bác sĩ cho em hỏi kết quả chụp Xquang có gai các thân đốt sống nghĩa là gì? Em phải làm gì thưa bác sĩ? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Vinmec hiện đang triển khai kỹ thuật chụp MRI cột sống toàn trục để chẩn đoán u màng ống nội tủy và chụp thêm MRI sọ não để đánh giá xem có tổn thương ở sọ não hay không, vì sọ não và tủy sống thường có liên quan đến nhau.
Khi đi chụp, bạn cần nhịn ăn ít nhất trước 6 giờ để đề phòng trường hợp cần phải tiêm thuốc đối quang từ. Thời gian chụp phụ thuộc vào tình trạng thực tế của bệnh nhân, tầm khoảng 30 - 45 phút.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em năm nay 37 tuổi, dạo gần đây hay bị đau đầu, mắt nhìn đôi, đau lưng và các triệu chứng khác. Em có tìm hiểu thì giống với u màng ống nội tủy. Bác sĩ cho em hỏi Vinmec thực hiện kỹ thuật nào chẩn đoán u màng ống nội tủy? Vì bạn em bảo ở Vinmec máy gì cũng có. Mong bác sĩ tư vấn, em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Đối với chế độ ăn của phụ nữ mang thai trước khi thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng: Vợ bạn vẫn có thể ăn uống bình thường theo chế độ ăn của phụ nữ mang thai. Nếu vợ bạn đang phải uống thuốc chống đông thì cần phải dừng thuốc trước khi thực hiện kỹ thuật. Tùy thuộc vào loại thuốc chống đông mà thời gian dùng thuốc là khác nhau. Trong trường hợp này bạn cần liên hệ bác sĩ gây mê để được tư vấn đầy đủ hơn.
Một số tác dụng phụ có thể gặp sau gây tê ngoài màng cứng: Lạnh run, buồn nôn, dị ứng thuốc tê (rất hiếm), đau đầu sau gây tê do thủng màng cứng, thoát dịch não tủy (hiếm gặp). Tất cả các tác dụng phụ này đều được nhân viên y tế theo dõi chặt chẽ, được dự phòng và điều trị đầy đủ, kịp thời.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Vợ em chuẩn bị sinh và em có đăng ký cho vợ gây tê màng cứng. Vậy bác sĩ cho em hỏi trước khi gây tê ngoài màng cứng sinh con cần kiêng gì? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong quá trình chuyển dạ là một phương pháp an toàn cho cả mẹ và em bé. Phương pháp này không những giảm đau cho mẹ trong quá trình chuyển dạ mà còn giảm đau cho mẹ khi phải cắt tầng sinh môn ở giai đoạn sổ thai ra ngoài và khi khâu tầng sinh môn.
Ngoài ra, để giảm đau sau sinh do vết rạch tầng sinh môn các bác sĩ có thể áp dụng thêm phương pháp gây tê thần kinh thẹn để giảm đau cho mẹ. Phương pháp này giúp mẹ có thể vận động sớm, chăm sóc được em bé, hạn chế chuyển thành đau mạn tính, giảm stress sau sinh.
Ở hệ thống bệnh viện, hiện tại đang áp dụng 2 phương pháp gây tê ngoài màng cứng và gây tê thần kinh thẹn để giảm đau trong chuyển dạ, cắt khâu tầng sinh môn và giảm đau sau sinh cho các sản phụ.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em nghe nói sinh thường nếu thai lớn thì có thể rạch tầng sinh môn. Vợ em nghe vậy nên rất sợ. Bác sĩ cho em hỏi có cách nào giảm đau khi rạch tầng sinh môn hoặc khâu tầng sinh môn không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Nếu trên hình ảnh Xquang sọ của bạn có hình ảnh diềm bàn chải ở bản phía ngoài của xương sọ, hình ảnh này khả năng là bất thường, thường gặp trong các bệnh về máu (hay gặp nhất là bệnh Thalassemia).
Tốt nhất, bạn nên xem lại các xét nghiệm về máu (như số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố,...) và gặp bác sĩ chuyên khoa Huyết học để được thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm thêm để chẩn đoán và điều trị.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi kết quả Xquang sọ có hình ảnh diềm bàn chải của xương sọ nghĩa là gì? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Kết quả chụp Xquang phổi của bạn có nốt mờ như hạt kê, kích thước to nhỏ không đều như vậy là bất thường. Tổn thương mờ hạt kê có thể gặp trong bệnh lý viêm lao, tuy nhiên cũng có thể gặp trong bệnh lý khác như viêm do nấm, tổn thương di căn thể kê.
Tốt nhất, bạn nên đi khám chuyên sâu để kết hợp với lâm sàng, xét nghiệm và chụp cắt lớp vi tính để đánh giá thêm.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi kết quả Xquang phổi có nốt mờ như hạt kê, kích thước không đều nghĩa là gì? Liệu em bị bệnh gì không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Tổn thương đám mờ dạng thùy trên Xquang phổi chắc chắn là bất thường. Tổn thương này có thể là tổn thương đông đặc do viêm hoặc do xẹp phổi, tuy nhiên hình ảnh Xquang có thể không phát hiện đầy đủ một số dấu hiệu liên quan đến bệnh lý u phổi.
Để chẩn đoán phân biệt các hình thái tổn thương này thì cần phối hợp với tiền sử, triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm và nên chụp phim cắt lớp vi tính ngực để đánh giá thêm. Khi chụp bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ xem xét và quyết định có nên tiêm thuốc cản quang hay không để đánh giá chi tiết và đưa ra thêm phương pháp theo dõi cũng như là chẩn đoán sâu hơn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi kết quả Xquang phổi đám mờ có dạng thùy nghĩa là gì? Có phải bị viêm phổi không? Em chưa kịp nghe giải thích của bác sĩ mà đã về, nhưng em hỏi bạn em là có thể bị xẹp phổi. Mong bác sĩ tư vấn cho em và em cần làm thêm gì để chẩn đoán chính xác? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Chụp phế quản cản quang hay còn gọi là chụp X - quang phế quản, khí quản với chất cản quang Propyliodon. Đây là thuốc cản quang dùng để kiểm tra đường phế quản, thường dùng dưới dạng hỗn dịch nước 50% hoặc hỗn dịch dầu 60%, nhỏ trực tiếp vào phế quản, tạo nên hình ảnh rất rõ trong ít nhất 30 phút. Do bơm trực tiếp thuốc vào đường thở nên phương pháp này có những tác dụng phụ và tai biến nhất định ví dụ như khó thở, xẹp phổi và viêm phổi do hít, một số ít xảy ra dị ứng với thuốc cản quang.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi bệnh viện Vinmec có chụp phế quản cản quang không? Thời gian chụp lâu không để em chuẩn bị thưa bác sĩ? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Đầu tiên, đục thể thủy tinh thì phải phẫu thuật. Không có loại kính nào hoàn hảo như mong muốn của bệnh nhân. Đa tiêu vẫn có 1 số nhược điểm như bệnh nhân sau phẫu thuật có thể bị chói, và trên bệnh ngoài thể thủy tinh ra thì các phần còn lại của mắt phải bình thường thì mới phát huy được các tính năng của kính đa tiêu.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Mắt của mình bị mờ hết một bên trái, mình đi khám bác sĩ kết luận bị đục thủy tinh thể và cần phải phẫu thuật. Có nhiều loại kính có thể thay như đơn tiêu và đa tiêu (mắt mình không bị loạn), đa tiêu thì có thể nhìn được xa, trung, cận. Theo lời bác sĩ thì những loại thấu kính đa tiêu mặc dù có thể nhìn được xa, trung, cận nhưng thường chỉ có thể nhìn tốt được 2/3 cự ly trong số đó. Ví dụ như: nhìn xa tốt, trung tốt thì cận không tốt hoặc trung cận tốt thì xa lại không tốt và tương tự như vậy. Mình muốn hỏi các bác sĩ người đục thủy tinh thể đeo được kính nào? Có loại kính nào có thể nhìn được xa tốt, trung tốt và cận cũng tốt luôn không? Xin chân thành cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Viêm amidan là bệnh phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi trong cộng đồng, gây ra những triệu chứng đau rát họng, khó nuốt, thậm chí nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, diễn biến của bệnh sẽ trở nên nặng hơn, thậm chí dẫn tới nhiễm khuẩn máu, viêm hệ hô hấp và viêm cầu thận.
Bệnh lý viêm amidan có thể chia làm viêm cấp tính và viêm mạn tính. Nhưng thường là bệnh lý lành tính không phải bệnh lý ác tính. Nếu sau 3 tuần điều trị bệnh mà mẹ bạn không đỡ thì có thể vi khuẩn là kháng thuốc. Như vậy, bạn nên đưa người thân đến thăm khám tại bệnh viện để bác sĩ cấy dịch ở bề mặt amiđan xem là vi khuẩn gì như vậy điều trị sẽ hiệu quả hơn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Mẹ em gần đây cổ họng cảm giác như bị vướng, có khi cảm giác như có kim đâm vào họng, khô rát ở họng. Mẹ em đi khám thì bác sĩ bảo bị viêm amidan nhưng uống kháng sinh 3 tuần rồi vẫn chưa lành. Vậy bác sĩ cho em hỏi điều trị viêm amidan không đỡ phải làm sao? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Sau cắt amidan xong có thể những dây thần kinh ở vùng họng có thể vẫn bị kích thích cho nên bạn có thể cảm thấy vướng nhẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn thì bạn nên đến thăm khám lại ở bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng để được các bác sĩ tư vấn cụ thể.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em cắt amidan được 2 tháng nhưng hiện tại, em bị cảm giác vướng ở cổ, ăn uống vẫn bình thường. Em có đi nội soi tai mũi họng nhưng tai với họng bình thường mũi thì lệch vách ngăn. Vậy bác sĩ cho em hỏi vướng ở cổ sau cắt amidan có sao không? Em có cần đi khám về bệnh khác hay không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Sỏi của bạn ở vị trí bể thận gần chỗ nối niệu quản - bể thận với kích thước 13x8 mm đã gây biến chứng đau vì vậy nên can thiệp lấy sỏi ra. Với kích thước và vị trí như vậy thì có thể dùng cả tán sỏi ngoài cơ thể (shock wave lithotripsy) hoặc nội soi lấy sỏi (ureteroscopy) và chỉ áp dụng các phương pháp khác khi 2 phương pháp trên thất bại . Mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm riêng. Với sỏi ở bể thận và đoạn gần thận của niệu quản thì nội soi tán sỏi (uteroscopy) được ưu tiên lựa chọn.
Tốt nhất, bạn nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em đang bị sỏi 13x8mm. Em chụp X - quang không cần thuốc thấy sỏi trên phim, vị trí bể thận (nối niệu quản bể thận). Em đau 3 hôm giờ điều trị 20 ngày không còn đau nữa. Hiện tại, bác sĩ cho thuốc uống đợi khám lại sau tháng. Em đi khám số bệnh viện họ tư vấn với sỏi em có thể tán ngoài cơ thể kết hợp thuốc nhưng em có điều trị nơi em đang điều trị kêu không dùng phương án vì dễ gây tắc đường tiểu cấp cứu. Vậy bác sĩ cho em hỏi sỏi ở bể thận kích thước 13x8mm điều trị thế nào? Với vị trí đó của em có thể chờ sỏi xuống rồi dùng phương pháp tán sỏi ngược dòng không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Các triệu chứng tiểu rắt, đau bụng dưới, đau thắt lưng (vùng thận), tiểu khó (đi tiểu phải rặn) là các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt mạn,....
Tốt nhất, bạn nên đi khám và làm xét nghiệm tìm nguyên nhân chính xác của các triệu chứng trên từ đó sẽ có phương án điều trị thích hợp.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em là nam, em có các triệu chứng như đi tiểu lắt nhắt, lâu lâu đau bụng dưới, đau thận phải, khi tiểu phải rặn để nước ra. Em đã uống kháng sinh 15 ngày rồi nhưng không khỏi. Vậy bác sĩ cho em hỏi đau bụng dưới, tiểu rắt kèm tiểu khó là dấu hiệu bệnh gì? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối - chạy thận nhân tạo thường có ít hoặc không có nước tiểu và khả năng đào thải kali ra khỏi cơ thể bị suy giảm. Hầu như, kali đưa vào cơ thể qua ăn uống sẽ chủ yếu được thải ra ngoài qua lọc máu. Nhiều trường hợp ăn thức ăn có chứa nhiều kali làm cho nồng độ kali máu tăng cao, nếu không kịp lọc máu có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, để phòng tránh tai biến kali máu cao ở bệnh nhân lọc máu cần tránh ăn thức ăn có chứa nhiều kali. Bạn nên đưa cha đi tư vấn chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn hợp lý.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Cha em bị suy thận mạn, đang chạy thận nhân tạo, kali đang tăng cao. Vậy bác sĩ cho em hỏi bệnh nhân chạy thận nhân tạo kali tăng cao phải làm sao? Có cách nào giúp giảm Kali trong máu không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Khi vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng có thể gây ra bệnh viêm lợi. Đây là các nguyên nhân khiến lợi dễ bị tổn thương, điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Vi khuẩn phát triển phần lớn từ các mảng bám trên răng bao gồm cả mảng bám không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Khi bị viêm lợi, nướu của chúng ta sẽ bị đỏ và sưng. Nhưng vì chủ quan nên là nó sẽ tự khỏi nên chúng ta dễ dàng bỏ qua và không có phương pháp điều trị kịp thời. Đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn chảy máu lợi, nặng hơn thì sẽ bị rụng răng.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Hiện tại, cháu đang bị viêm lợi chân răng, răng bị ố vàng, sâu răng. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi viêm lợi chân răng kèm sâu răng điều trị thế nào? Cháu cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Thông tin bạn đưa ra rất ít, tuy nhiên bác sĩ chia sẻ với bạn: Với tình hình hiện tại bể thận còn giãn 90mm thì đó là còn giãn rất lớn, bạn cần phải được thăm khám ngay, đánh giá chuyên sâu để có được kế hoạch điều trị phù hợp nhất vì với tình trạng giãn thận kéo dài càng lâu thì nguy cơ thận mất chức năng càng lớn, cơ hội phục hồi chức năng của quả thận đó càng hạn chế.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em năm nay 35 tuổi phát hiện thận ứ nước độ 4 lớn bất thường. Em đã mổ tạo hình bể thận nhưng sau tầm hơn 40 ngày bị tắc ống JJ do cặn nên phải thay. Đến nay đã được 2 tháng nhưng tình trạng ứ nước còn, bể thận giãn to 90mm. Vậy bác sĩ cho em hỏi thận ứ nước độ 4, bể thận giãn 90mm điều trị thế nào? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Bệnh ghẻ, lâu ngày không khỏi, Bệnh Nhân gãy, chà xát nhiều và tiến triển của bệnh sẽ chàm hóa. Bệnh ghẻ không khóa điều trị, nhưng điều trị không đúng cách thì sẽ không khỏi bệnh. Vì vậy, cần khám và điều trị tất cả mọi thành viên trong gia đình cùng một lần và vệ sinh, tiệt trùng các đồ dùng cá nhân như khăn tắm, drap chăn, nệm bằng hấp sấy với nhiệt độ 80-100 độ C.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em được chẩn đoán bị ghẻ chàm hóa dai dẳng. Bác sĩ tư vấn giúp em cách điều trị dứt điểm ghẻ chàm hóa như thế nào? Em cảm ơn bác sĩ tư vấn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Lẹo là tình trạng viêm cấp tính của tuyến bờ mi, khi ổ lẹo đã khu trú mủ nên đến viện chích lẹo để lấy hết sạch mủ bằng các dụng cụ chuyên dùng cho thủ thuật này, nếu chỉ nặn sẽ khó hết sạch mủ. Hiện mắt bạn sau khi nặn mủ vẫn còn cục nhỏ nổi lên, vậy bạn nên đến khám chuyên khoa Mắt để được khám và xử lý kịp thời giúp mắt bớt sưng, cộm và tránh lẹo tái phát.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Cháu bị lẹo mắt đã lâu, mới đi nặn nhưng bác sĩ bảo không thể nặn hết được túi mủ, hiện tại nặn hết mủ nhưng cháu thấy vẫn còn cục nhỏ nổi lên, bác sĩ cho cháu hỏi cách khắc phục mủ trong lẹo mắt dứt điểm như thế nào? Cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Triệu chứng như bạn mô tả thì không phải Zona, mà bị Herpes tái phát. Nếu như bạn đã đi khám và điều trị chưa khỏi thì nên đi khám lại để bác sĩ sẽ có chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống điều trị duy trì để tránh tái phát.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Trên lông mày của em bị như zona mà lâu lâu bị 1 lần em uống thuốc hết, mà lần này em uống không hết, em đi bệnh viện khám chẩn đoán bị herpes mà em uống thuốc và bôi vẫn không hết, giờ nó lan ra thêm. Vậy cho em hỏi herpes tái phát kèm lan rộng khắc phục thế nào? Cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Bạn bị gãy xương gò má và mỏm vẹt đã phẫu thuật được 02 tháng nhưng há miệng còn hạn chế, bạn nên đến phòng khám răng hàm mặt để được khám và tư vấn, hướng dẫn há ngậm miệng, để giúp bạn được há ngậm miệng bình thường.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị gãy xương gò má và gãy mỏm vẹt phẫu thuật đã 2 tháng nhưng em há miệng còn hạn chế chỉ lọt 2 ngón tay. Bác sĩ cho em hỏi sau phẫu thuật gãy xương gò má và gãy mỏm vẹt khó há miệng nên làm gì? Cảm ơn bác sĩ tư vấn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Yết hầu hay còn gọi là sụn giáp là cấu trúc sụn nằm vùng trước cổ có chức năng nâng đỡ và bảo vệ các cấu trúc khác vùng thanh quản, trong khi đó vòm họng là vùng thuộc mũi - họng nằm sau cửa mũi sau. Phía trên yết hầu (sụn giáp) sẽ có xương móng, các cơ vùng cổ, và sâu hơn còn có các cấu trúc mạch máu, thần kinh, tuyến dưới hàm,...
Nếu bạn ấn vào vị trí xương móng nằm ngay phía trên yết hầu (sụn giáp) đôi khi sẽ có cảm giác đau nhẹ. Các dấu hiệu bất thường bạn nên đi khám kiểm tra như: ấn đau vùng cổ mức độ nhiều, đau vùng cổ khi nuốt hoặc đau cả khi không sờ ấn, sưng đỏ vùng cổ hoặc xuất hiện khối sưng bất thường vùng cổ, đau họng kéo dài, nuốt nghẹn, nuốt khó, khàn tiếng.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Ở yết hầu và vòm họng của mình có bộ phận nào mà khi ấn nhẹ vào thấy đau không ạ? Vì ngay trên yết hầu của em khi ấn vào lại thấy rất đau. Bác sĩ cho em hỏi đau yết hầu khi ấn tay vào có sao không? |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Bạn có tình trạng sưng amidan và xuất hiện một nốt trắng gần amidan. Nốt trắng này có thể là bã đậu trong hốc amidan, hoặc nang mủ vùng amidan, tuy vậy cũng cần phân biệt với mảng giả mạc trong trường hợp viêm amidan cấp do vi trùng.
Đa số các trường hợp chỉ cần thăm khám kĩ vùng họng và amidan là có thể chẩn đoán được nốt trắng là gì, một số trường hợp có thể phải làm thêm xét nghiệm như: nuôi cấy, sinh thiết tổn thương. Bạn có thể tới phòng khám Tai mũi họng để bác sĩ kiểm tra và tư vấn cụ thể hơn tình trạng amidan cũng như nốt trắng cạnh amidan.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị sưng amidan mười ngày nay và em khi há miệng soi gương em thấy có một nốt trắng gần amidan, em xin hỏi nốt trắng gần amidan là gì? Vì khi nuốt em thấy hơi khó, bản thân em không ho không sốt ạ, một năm em cũng hay bị sưng amidan nhưng không hay ho và cũng không phải uống thuốc, em hay tự súc miệng nước muối pha nhạt thì thấy đỡ, nhưng lần này em lại thấy có nốt trắng đã uống thuốc kháng viêm và kháng sinh 7 ngày nhưng không thấy đỡ. Xin bác sĩ tư vấn giúp em ạ, cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Cholesterol là một chất quan trọng có mặt ở nhiều cơ quan, bộ phận cơ thể cũng như trong các hormone của cơ thể, giúp cho cơ thể phát triển và hoạt động bình thường khỏe mạnh. Cholesterol có từ hai nguồn: do cơ thể tự tổng hợp và từ thức ăn. Nguồn từ cơ thể (tổng hợp từ gan và các cơ quan khác) chiếm khoảng 75% tổng số lượng cholesterol trong máu, còn lại từ nguồn thức ăn (chủ yếu nguồn gốc từ động vật)
Có hai loại cholesterol chính là HDL-c và LDL-c. HDL - Cholesterol (được coi là cholesterol tốt) chiếm khoảng 1/4- 1/3 tổng số cholesterol trong máu. HDL - c vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan và vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa thành mạch máu, giúp làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các biến cố tim mạch trầm trọng khác. Những nguy cơ làm giảm HDL là hút thuốc lá, thừa cân/béo phì, lười vận động,... Do vậy, để làm tăng HDL cần bỏ thuốc lá, giữ cân nặng hợp lý, tăng cường tập thể dục,...
Giá trị bình thường của Cholesterol toàn phần:
Cholesterol < 5,1 mmol/L: Nồng độ lí tưởng và nguy cơ bệnh động mạch vành thấp
Cholesterol 5,1 – 6,2 mmol/L: Mức ranh giới, cần chú ý
Cholesterol ≥ 6,2 mmol/L: Tăng cholesterol máu, có nguy cơ bị bệnh động mạch vành cao gấp hai lần người bình thường
Giá trị bình thường của HDL Cholesterol:
HDL-c < 1,0 mmol/L với nam giới và <1,3 mmol/L đối với nữ giới: HDL cholesterol thấp, đây là một trong các nguy cơ chính của bệnh tim mạch.
HDL-c > 1,5 mmol/L: tốt, giúp bảo vệ cơ thể trước các nguy cơ tim mạch.
Giá trị bình thường của LDL Cholesterol:
LDL – c < 2,6 mmol/L: Rất tốt
LDL – c: 2,6 – 3,3 mmol/L: Tốt
LDL – c: 3,3 – 4,1 mmol/L: Tăng giới hạn
LDL – c: 4,1 – 4,9 mmol/L: Nguy cơ cao
LDL – c: 4,9 mmol/L: Nguy cơ rất cao
Trường hợp của bạn có tăng cholesterol và LDL – c ở mức giới hạn, có thể điều chỉnh bằng chế độ ăn uống luyện tập và xét nghiệm lại sau khoảng 1-3 tháng.
Sau đây là những khuyến cáo bạn có thể tham khảo:
Chế độ ăn uống khỏe mạnh, hợp lý, tăng cường rau xanh, các loại ngũ cốc thô, các loại đậu hạt, chất béo không bão hòa,...
Hạn chế thực phẩm nguồn gốc động vật; Sữa , bơ, format và các đồ ăn chế biến từ chúng; Lòng đỏ trứng; Thịt nuôi công nghiệp; Phủ tạng động vật (gan, thận, óc, lá lách...); Các loại đồ ăn chế biến sẵn nhiều chất béo: xúc xích, salami...;Dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa: dầu dừa, dầu cọ...;Bơ thực vật; Các đồ ăn chiên rán sẵn, đồ ăn nhanh (bao gồm cả mì ăn liền)...
Tập thể dục đều đặn
Loại bỏ các thói quen có hại: hút thuốc lá, uống nhiều rượu...
Giảm cân nặng nếu thừa cân/béo phì
Tránh lối sống tĩnh tại
Tránh căng thẳng,...
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Trong đợt khám sức khỏe định kỳ hàng năm của công ty em 11/2021, chỉ số Cholesterol của em là 6 (Spec là max 5.2). HDL : 1.34 và LDL là 3.7. Bác sĩ cho em hỏi chỉ số cholesterol tăng nhẹ nên làm gì? Cảm ơn bác sĩ tư vấn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Mẹ bạn có triệu chứng đỏ mắt kèm đau, tròng trắng mắt nhô cao hơn tròng đen. Các triệu chứng mô tả của mẹ bạn sau khi đã khám 2 bác sĩ mà vẫn không đỡ thì cần đến bệnh viện để khám xác định chính xác và cần đến bác sĩ chuyên khoa Mắt để được chẩn đoán và điều trị tốt hơn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Mẹ em năm nay 40 tuổi, làm nội trợ tại nhà. Cách đây khoảng 7 ngày, mắt trái mẹ em bắt đầu đỏ lên và hơi đau nhưng không có ghèn, bên mắt hiện tại vẫn bình thường cho đến thời điểm hiện tại.
Sau đó 2 ngày, mẹ có đi khám tại một phòng khám tư nhân và được chẩn đoán là viêm kết mạc và được cho thuốc về uống, nhưng sau 3 ngày tình trạng mắt không những không giảm mà tròng trắng mắt nhô cao hơn tròng đen, vùng quanh mắt sưng đỏ lên, nên đã đi khám tại 1 phòng khám chuyên khoa khác và được chẩn đoán là viêm kết mạc dị ứng và cho thuốc uống. Nhưng 3 ngày đổ lại đây mắt mẹ em vẫn không giảm đỏ và đau mà còn kèm đau đầu ở vùng gần xoáy tóc, đau nhiều nửa đêm mẹ đau phải thức dậy uống thuốc giảm đau mới ngủ tiếp được nên em rất lo.
Vậy bác sĩ cho em hỏi đau kèm đỏ mắt, tròng trắng mắt nhô cao hơn tròng đen là bệnh gì? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn bị nhìn mờ sau phẫu thuật thay thể thủy tinh, sau phẫu thuật thay thể thủy tinh một thời gian sau có thể bị đục bao sau thể thủy tinh.
Vì vậy, bạn cần đi khám ngay bác sĩ chuyên khoa Mắt vì để bác sĩ xác định nguyên nhân gây giảm thị lực để điều trị chính xác.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em năm nay 39 tuổi. Năm 37 tuổi, em làm nhà thì bị đá bắn vào mắt rách giác mạc. Bác sĩ đã khâu bảo tồn mắt và đã mổ thay đục tinh thể. Sau 2 năm thay tinh thể, mắt em bây giờ nhìn mờ hơn. Vậy bác sĩ cho em hỏi mắt nhìn mờ sau mổ thay thể thủy tinh phải làm sao? Có cách nào cho điều trị cho mắt tốt hơn không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Chồng bạn bị cây chọc vào mắt gây đỏ mắt và chảy nước mắt. Chồng bạn cần phải đến bác sĩ chuyên khoa Mắt khám để xác định chính xác mức độ tổn thương và điều trị để khỏi dẫn đến tình trạng giảm thị lực sau này.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Chồng con bị cây chọc vào mắt. Bây giờ có biểu hiện mắt đỏ và chảy nước mắt. Vậy bác sĩ cho con hỏi đỏ mắt kèm chảy nước mắt sau khi bị cây chọc mắt có sao không? Bác sĩ cho con biết cách xử lý như nào để chồng con không bị ảnh hưởng đến mắt? Con cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn ngủ dậy bị đỏ 2 mắt, mắt bên phải đau đuôi mắt nổi gân đỏ. Hiện tại, có thể nghĩ đến tình trạng viêm kết mạc, giác mạc, củng mạc, hoặc phản ứng của kết giác mạc trong khô mắt.
Bạn cần đi khám ngay với bác sĩ chuyên khoa Mắt để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Mắt của em mỗi sáng ngủ dậy đều bị đỏ 2 bên mắt. Có 1 bên mắt phải cảm thấy đau. Gần đuôi mắt phải thì nổi lên những gân đỏ. Khi em nhắm bên mắt phải cảm thấy hơi xốn. Em đã đi khám phòng khám tư và bác sĩ nói mắt bị viêm và đã uống 15 ngày thuốc nhỏ hết 8 lọ thuốc nhỏ theo kê đơn mà vẫn không khỏi. Vậy bác sĩ cho em hỏi đỏ hai mắt kèm đuôi mắt nổi gân đỏ là dấu hiệu bệnh gì? Bệnh của em có nghiêm trọng không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn bị hắt hơi, chảy mũi, chảy máu mũi ít giọt, bạn đã khám nội soi Tai mũi họng nhiều lần, đây là hiện tượng chảy máu mũi do hắt hơi hoặc dụi mũi nhiều lần làm vỡ những mạch máu nhỏ phía trước mũi. Hiện tượng này không nghiêm trọng và không ảnh hưởng sức khỏe.
Bạn nên xịt rửa mũi nước muối thường xuyên nhằm làm sạch hốc mũi và dự phòng viêm mũi dị ứng. Nếu còn phân vân, bạn có thể đặt hẹn khám chuyên khoa Tai mũi họng tại bệnh viện để được thăm khám và tư vấn điều trị.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị hắt hơi, chảy mũi hay ra máu nhưng lượng nhỏ, nhiều nhất cũng khoảng 10 giọt kèm theo nước mũi chứ không nhiều. Em có đi nội soi vài lần thì được kết luận viêm mũi dị ứng vẹo vách ngăn gây chảy máu, máu chảy không nhiều rồi tự cầm. Em bị đến nay khoảng 5 năm rồi. Vậy bác sĩ cho em hỏi hắt hơi kèm chảy máu mũi là dấu hiệu bệnh gì? Bệnh này có nghiêm trọng không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, dược sĩ xin giải đáp như sau:
Mang thai là khoảng thời gian mà mọi bộ phận trên cơ thể người phụ nữ đều cần được chăm sóc và quan tâm đặc biệt là vệ sinh vùng kín. Các chuyên gia cho biết, hormone thai kỳ gây ra những thay đổi có tính axit trong khu vực âm đạo và do sự thay đổi hormone mà khu vực này dễ bị kích ứng và ngứa, làm tăng cảm giác khó chịu, do đó, cần phải giữ vệ sinh vùng kín thường xuyên.
Một số mẹo vệ sinh đơn giản sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng ở vùng kín:
Rửa vùng kín của bạn hai lần một ngày bằng nước ấm nhưng không quá hai lần.
Để làm khô vùng âm đạo của bạn, hãy sử dụng một chiếc khăn mềm và sạch. Đảm bảo khăn 100% cotton và khô ráo.
Tránh sử dụng xà phòng mạnh để làm sạch âm đạo của bạn.
Âm đạo khỏe mạnh có tính axit tự nhiên và chứa nhiều vi khuẩn có lợi, giúp chống lại nhiễm trùng và duy trì độ pH bình thường.
Bạn nên chọn dung dịch vệ sinh có thành phần dịu nhẹ, tự nhiên, không kích ứng, được làm giàu với Axit Lactic để duy trì và phục hồi độ pH bình thường của âm đạo. Ngoài ra nên chọn các sản phẩm an toàn được sản xuất đặc biệt cho PNCT
Trân trọng! | Chào dược sĩ,
Em mang thai được 6 tuần và muốn sử dụng dung dịch vệ sinh để ngăn ngừa viêm nhiễm. Dược sĩ cho em hỏi, có nên dùng dung dịch vệ sinh khi đang mang thai không? Nên dùng loại nào? |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Người bệnh sẽ được yêu cầu chuyển sang một chế độ ăn ít chất xơ tạm thời, không được ăn sau nửa đêm vào đêm trước ngày thực hiện xét nghiệm. Quá trình chụp tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi trước khi chụp X quang ống tiêu hóa ở Vinmec cần chuẩn bị gì? Cảm ơn bác sĩ tư vấn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Bình thường não thất hai bên đối xứng và đường giữa không di lệch, khi di lệch cấu trúc đường giữa là có tổn thương gây mất đối xứng hai bán cầu não. Bệnh nhân cần đi khám bác sĩ thần kinh.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em có đi chụp CLVT não, kết quả não có các não thất không đối xứng, di lệch cấu trúc đường giữa. Bác sĩ cho em hỏi kết quả chụp cắt lớp vi tính não bất thường nên làm gì? Cảm ơn bác sĩ tư vấn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản... thành những tinh thể rắn, hay gặp hơn cả là tinh thể Calci. Kích thước của sỏi có thể lên tới vài cm.
Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên kéo dài trong nhiều ngày sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận.
Đối với sỏi thận có kích thước nhỏ có thể được tống ra ngoài khi đi tiểu bình thường. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn khi di chuyển trong thận, niệu quản, bàng quang... gây cọ xát dẫn tới tổn thương thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu để lại những hậu quả rất khôn lường.
Vì vậy, trước tiên bạn có thể làm siêu âm bụng kiểm tra lại sỏi. Nếu cần thiết bác sĩ có thể chỉ định thêm CT hệ niệu.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị sỏi thận được 3 năm rồi mà lâu em cũng chưa đi khám, bác sĩ cho em hỏi kỹ thuật nào đánh giá tình trạng tiến triển của sỏi thận? Cảm ơn bác sĩ tư vấn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Tại nhà để biết người bệnh có nguy cơ ngộ độc thuốc ngủ, thuốc an thần hay không cần xem xét hoàn cảnh có khả năng sử dụng thuốc như: có ý định tự tử, có vỏ thuốc, mất thuốc trong hộp thuốc gia đình, mới mua thuốc,..Các triệu chứng có thể xảy ra tùy thuộc vào thời gian uống thuốc và liều lượng thuốc đã dùng: ngủ gà, lơ mơ, hôn mê, khó thở, suy hô hấp (thở yếu, tím tái).
Khi phát hiện tình trạng nghi ngờ ngộ độc thuốc ngủ, thuốc an thần trong khi chờ xe cấp cứu đến có 2 điểm chính cần xem xét xử trí:
Đảm bảo hô hấp: bệnh nhân ngộ độc thuốc ngủ, thuốc an có nguy cơ cao bị suy hô hấp, các biện pháp có thể xem xét thực hiện như: đưa người bệnh đến khu vực thông thoáng, ngửa cổ, loại bỏ dị vật, dịch tiết đường hô hấp nếu nhìn thấy, nằm nghiêng an toàn tránh sặc vào đường hô hấp, nới rộng quần áo, thắt lưng để hô hấp dễ dàng hơn.
Giảm hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa: nếu bệnh nhân còn tỉnh, hợp tác, thời gian sử dụng thuốc trong vòng 3 giờ (hiệu quả tốt nhất là trong vòng 1 giờ) nên thực hiện gây nôn bằng cách: cho uống từ 300 – 500 mL nước sạch/ lần, sau đó tự kích thích hầu họng (hay còn gọi là móc họng) gây nôn, có thể thực hiện lặp lại 3 – 5 lần đến khi thấy dịch nôn trong. Bệnh nhân rối loạn ý thức, lơ mơ, hôn mê không hợp tác, không được thực hiện biện pháp này.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi ngộ độc cấp do thuốc ngủ, thuốc an thần có những triệu chứng nào? Trong trường hợp phát hiện ở nhà nhưng không biết thời gian bắt đầu uống khi nào, khi xe cứu thương chưa đến thì phải làm gì? |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Chăm sóc hô hấp đối với bệnh nhân nhiễm độc phospho hữu cơ cấp gồm 2 điểm chính.
Nếu nhiễm độc qua đường hô hấp: cần đưa bệnh nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc đến khu vực thông thoáng, đảm bảo đường thở, nới rộng quần áo, nới rộng thắt lưng để tạo thuận lợi cho hô hấp
Xử trí tại bệnh viện: tương tự các biện pháp hỗ trợ hô hấp cho người bệnh nói chung:
Đảm bảo đường thở thông thoáng: hút đàm, tư thế nâng cao đầu giường (nếu không có hạ huyết áp), ngửa cổ
Thở Oxy mũi (gọng kính), Oxy Mask, Oxy Mask kết hợp túi dự trữ khí, thở máy không xâm nhập, thở Oxy mũi lưu lượng cao (HFNC).. nếu bệnh nhân tỉnh táo mà SpO2 giảm
Đặt nội khí quản, thở máy nếu bệnh nhân rối loạn ý thức hoặc rối loạn huyết động hoặc không đáp ứng với các biện pháp cung cấp Oxy trên.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi cách chăm sóc hô hấp người nhiễm độc cấp phospho hữu cơ như thế nào? Cảm ơn bác sĩ tư vấn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Phospho hữu cơ là thành phần chính được sử dụng làm thuốc trừ sâu. Khi vào cơ thể sẽ làm mất hoạt tính của Acetylcholinesterase (AchE) gây ra hội chứng điển hình là cường cholinergic là tình trạng ngộ độc phospho hữu cấp cơ đe dọa đến tính mạng.
Các bước xử trí sơ cấp cứu ban đầu:
Loại bỏ nguồn tiếp xúc để hạn chế hấp thu: Tùy thuộc đường vào, đối với ngộ độc qua đường hô hấp cần đưa ngay bệnh nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc, đối với ngộ độc qua da cần cởi bỏ quần áo nhiễm độc chất, rửa vùng da tiếp xúc với độc chất bằng xà phòng và nhiều nước sạch, đối với ngộ qua đường tiêu hóa, nếu người bệnh tỉnh táo và hợp tác cần gây nôn cho người bệnh bằng cách cho uống 300 – 500 mL nước sạch / lần, sau đó tự kích thích gây nôn bằng cách dùng ngón tay kích thích vào vùng hầu họng (hay còn gọi là tự móc họng), có thể lặp lại 3 – 5 lần cho đến khi dịch ói ra trong.
Đảm bảo hô hấp: bằng cách giữ thông thoáng đường thở, nới rộng thắt lưng, giữ môi trường xung quanh thông thoáng để duy trì hô hấp.
Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện
Xử trí tại bệnh viện: thuốc giải độc (atropin, pralidoxim), tiếp tục loại bỏ chất độc (tiếp tục gây nôn hoặc rửa dạ dày, than hoạt, thuốc nhuận tràng,..), kiểm soát hô hấp (thở oxy, thở máy nếu cần), kiểm soát tuần hoàn duy trì huyết áp (truyền dịch, vận mạch nếu cần), cân bằng nước, điện giải, nuôi dưỡng (tĩnh mạch trong ngày đầu, kết hợp nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa từ ngày thứ 2 trở đi), chăm sóc toàn diện (vệ sinh, giáo dục sức khỏe tâm thần,...)
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ có thể tư vấn giúp em khi có bệnh nhân nhiễm độc cấp phospho hữu cơ cần phải xử trí như thế nào? Cảm ơn bác sĩ tư vấn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Gây tê tủy sống là phương pháp tiêm thuốc tê, thuốc giảm đau vào khoang dưới nhện gây tê liệt dẫn truyền thần kinh từ vùng tủy sống đó trở xuống dưới làm giảm đau các khu vực nhất định của cơ thể và được áp dụng khi sinh mổ khi có chỉ định.
Chống chỉ định của gây tê tủy sống: Bệnh nhân không đồng ý thực hiện; nhiễm khuẩn vùng da định chọc; đang trong tình trạng sốc, giảm khối lượng tuần hoàn; người bệnh rối loạn đông máu; bệnh tim nặng như hẹp khít van động mạch chủ.....
Trước khi gây tê tủy sống: Bệnh nhân nên được nhập viện sớm kiểm tra lại toàn bộ chỉ dấu sức khỏe để được bác sĩ gây mê đánh giá xem có đủ điều kiện để gây tê tủy sống không, và hướng dẫn sử dụng các loại thuốc nếu đang sử dụng. Nghỉ ngơi thư giãn trước phẫu thuật, tránh các chất như rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác...
Thời gian tác dụng của thuốc tê tủy sống phụ thuộc liều lượng và loại thuốc mà bệnh nhân được bác sĩ gây mê sử dụng, đào thải của thuốc phụ thuộc tình trạng sức khỏe của bệnh nhân hiện tại. Thông thường thời gian khởi phát sau 1-3 phút và kéo dài sau 2-3 giờ.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi gây tê tủy sống khi sinh mổ ạ, trước khi gây tê tủy sống cần phải chuẩn bị hay tránh làm gì? Và bao lâu thuốc tê hết tác dụng ạ, khi hết thuốc em có bị đau trở lại không bác sĩ? |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Chỉ định cắt ruột thừa là chỉ định cấp cứu bụng ngoại khoa. Thông thường bệnh nhân sẽ được phẫu thuật bằng phương pháp nội soi ổ bụng cắt ruột thừa viêm rất hiếm khi phải mổ mở cắt ruột thừa.
Phương pháp vô cảm cho phẫu thuật là gây mê nội khí quản hoặc MTQ ít khi là gây tê tủy sống.
Thông thường sau khi uống rượu thì cơ thể phản ứng lại với tác nhân rượu hấp thu. Rượu gây ra các tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe gây tàn phá các bộ phận như: kích ứng niêm mạc miệng, dạ dày gây viêm loét chảy máu dạ dày; cơ thể có thể bị mất nhiệt do giãn mạch, hạ huyết áp do tiểu nhiều mất nước và giãn mạch; mất kiểm soát hành vi; Đặc biệt rượu được chuyển hóa 90-95% tại gan, uống rượu thường xuyên, uống nhiều sẽ dẫn tới tình trạng gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy gan.
Tất cả những tổn hại đó có thể chỉ là tạm thời sau đó cơ thể dần hồi phục nhưng cũng có thể là tổn thương không hồi phục. Những điều đó sẽ gây ra những phản ứng chuyển hóa thuốc gây mê, gây tê khác nhau tùy theo. Có thể gây ra kéo dài sự đào thải của thuốc trên những bệnh nhân suy gan suy thận dẫn tới mê lâu hơn, hồi phục chậm hơn
Khi có chỉ định phẫu thuật thì bệnh nhân sẽ được kiểm tra lại một số thông tin sức khỏe và được đánh giá toàn trạng khi phẫu thuật. Có một điều bác sĩ xin chia sẻ là rượu không tốt cho sức khỏe kèm theo uống nhiều rượu lại càng có hại hơn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Hai ngày trước em có uống nhiều rượu, đến hôm nay em bị đau ruột thừa và chỉ định cắt ngay, bác sĩ cho em hỏi em uống rượu có làm mất tác dụng thuốc gây mê khi cắt ruột thừa không? Cảm ơn bác sĩ tư vấn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Trước phẫu thuật u xơ tử cung bệnh nhân được chuẩn bị kỹ càng trong đó có nhịn ăn uống trước phẫu thuật. Thông thường nhịn ăn uống trước mổ là: 8h với thức ăn đặc; 6h với sữa pha và thức ăn lỏng; 4h với sữa mẹ; 2h với nước trong( kể cả nước ngọt không tép, nước đường,...)
Tại hệ thống AI-Doctor đều có quy trình chuẩn bị trước mổ chặt chẽ, đánh giá nguy cơ nôn, buồn nôn sau mổ và dự phòng nôn sau mổ kĩ càng. Đồng thời với gây tê tủy sống có ứng dụng siêu âm và sử dụng kim bút chì G27 làm giảm biến chứng đau đầu sau gây tê kèm theo sử dụng liều thuốc tê tối thiểu có tác dụng cho phẫu thuật nên rất ít bệnh nhân thấy khó chịu sau phẫu thuật.
Thông thường phải mất 1-4h sau mổ để bệnh nhân có cảm giác trở lại ở khu vực gây tê. Vì thế khi bệnh nhân thật sự sẵn sàng, đánh giá chi tiết thì có thể cho bệnh nhân ăn uống nhẹ. Có thể mốc thời gian ăn trở lại không cố định sau phẫu thuật với từng cá nhân nhưng mọi thứ thường hài lòng khi sau phẫu thuật khoảng 2-3h.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Mẹ em mới mổ u xơ tử cung bác sĩ cho em hỏi thuốc gây tê tủy sống hết tác dụng ăn uống ngay được không ạ hay sau bao lâu? Cảm ơn bác sĩ tư vấn |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Suy hô hấp là tình trạng giảm Oxy máu và/ hoặc tăng CO2 máu. Giảm Oxy máu làm giảm cung cấp Oxy đến mô, tăng CO2 máu là toan máu, cả hai tình trạng này đều có thể nguy hiểm đến tính mạng. Không riêng gì trong sốc phản vệ, mà trong bất cứ tình trạng nào mà có suy hô hấp tất cả đều có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng.
Trong phản vệ, dấu hiệu suy hô hấp bắt đầu xuất hiện từ mức độ II của phản vệ với các triệu chứng như: khó thở, thở nhanh, thở gắng sức, thở khò khè, thở rít, rút lõm hõm ức, cánh mũi phập phồng..có thể kèm theo các biển hiện phù nề đường hô hấp trên: phù hạ họng, thanh môn, lưỡi,..
Ở mức độ II, có triệu chứng của hô hấp nhưng huyết động còn ổn định (huyết áp có thể bình thường hoặc cao), tuy nhiên, ở mức độ III ngoài triệu chứng hô hấp bệnh nhân còn có biểu hiện của tụt huyết áp. Cả hai mức độ này (II, III) đều cần phải xử trí cấp cứu bằng Adrenalin (xử trí ban đầu 1⁄2 - 1 ống Adrenalin 1mg/mL tiêm bắp, hoặc sử dụng bút tiêm Adrenalin) và áp dụng các biện pháp hỗ trợ hô hấp nếu cần như: thở Oxy gọng kính, Oxy Mask, mở khí quản, đặt nội khí quản, thở máy nếu cần.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc này giúp em ạ, người bị suy hô hấp khi sốc phản vệ có nguy hiểm đến tính mạng không? Cảm ơn bác sĩ tư vấn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn bị chấn thương mũi, lệch mũi, đau nhức, lan xuống má, hai hốc mắt, bạn nên đến khám chuyên khoa Tai mũi họng để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Cháu bị lệch mũi do tổn thương sau lần tai nạn, càng lúc mũi cháu càng lệch và sụn mũi cũng lộ ra nhiều hơn, lúc trước không sao nhưng gần đây, đầu cháu hay bị đau nhức có khi nhức 1 bên, xuống tới vùng má và 2 hốc mắt, hơi đau họng và mũi bị nghẹt nhẹ chỉ khi nằm nghiêng về bên phải mới thấy dễ chịu. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi nam giới bị lệch mũi nên làm gì? Cháu cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn có chỉ số đường huyết khi đói là 5,75 mmol/L, bác sĩ thấy bạn chỉ có tăng glucose máu đói hơn 5,6 mmol/l nhưng không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường. Bạn có nguy cơ bị tiền đái tháo đường.
Vì vậy, bạn cần xét nghiệm lại glucose đói và chỉ số HbA1C sau 3 tháng để khẳng định. Chẩn đoán tiền đái tháo đường khi glucose đói lớn hơn 5,6 mmol/l và chỉ số HbA1C lớn hơn 5,7%.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Cháu năm nay 22 tuổi có vừa đi xét nghiệm đường huyết thì nhận được kết quả đo đường huyết khi đói là 5,75 mmol/L (chỉ số bình thường 4,10 - 6,10 mmol/L) và chỉ số %HBA1C là 5,0. Nhưng cháu thấy chỉ số đo đường huyết khi đói của người bình thường là nhỏ hơn 5,6 mmol/L. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi chỉ số đường huyết khi đói là 5,75 mmol/L có sao không? Có khả năng cháu bị tiểu đường không? Cháu cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Khi điều trị đái tháo đường, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân giai đoạn bệnh, các biến chứng có thể có và các bệnh lý đi kèm để có phác đồ điều trị phù hợp. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bệnh nhân về mức đường huyết mục tiêu và hướng dẫn cách theo dõi, đánh giá đáp ứng của điều trị.
Theo dõi điều trị là rất quan trọng - để bệnh nhân biết được mức đường huyết của mình và thay đổi chế độ ăn uống vận động cho phù hợp và cũng để cho bác sĩ đánh giá được đáp ứng điều trị, điều chỉnh để đường huyết đạt mục tiêu.
Đánh giá đường huyết trong từng thời điểm trong ngày, liên quan đến giờ ăn nên được ghi nhận lại và thảo luận với bác sĩ điều trị trong lần tái khám tiếp theo. Trong trường hợp của bố bạn, bác sĩ không đủ thông tin để đánh giá và đưa ra đường huyết mục tiêu. Tuy nhiên, mức đường huyết bạn nói khá cao. Bạn nên đưa bố bạn gặp lại bác sĩ sớm để được tư vấn trực tiếp và thay đổi điều trị phù hợp tình trạng bệnh của ông.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bố cháu bị tiểu đường, mới phát hiện ra gần đây thôi, mà đường huyết rất bất thường, sáng ngủ dậy đo là 19,2, tối đo lúc chưa ăn xuống 11,9. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi chỉ số đường huyết bất thường là do đâu? Bác sĩ giúp cháu giải thích cụ thể trường hợp này được không? Cháu cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Có thể bạn tiêm thuốc cản quang để chụp X - quang hoặc Ct Scan nhằm khảo sát bệnh lý liên quan. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này có thể gặp tác dụng không mong muốn sau: Nếu dùng quá liều các chất có chứa iod sau khi đã tiêm chất cản quang cho mẹ có thể làm tăng nguy cơ gây thiểu năng tuyến giáp cho thai nhi nếu người mẹ được chụp sau hơn 14 tuần ngừng (trễ) kinh. Tuy nhiên, vì tác động này có phục hồi và vì các lợi ích có thể có cho mẹ, cùng với việc đánh giá kỹ lưỡng chỉ định chụp, có thể dùng thuốc cản quang có chứa iod trong khi mang thai.
Như vậy trong trường trường hợp của bạn cần xem lại đã sử dụng liều lượng thuốc bao nhiêu, có quá liều chưa mới có thể tư vấn chính xác được. Hiện tại, thai của bạn được hơn 4 tuần còn sớm để đánh giá, mong bạn không lo lắng quá, bạn cần thăm khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe mẹ và thai nhi.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Cháu mới tiêm thuốc cản quang cách đây 2 tuần thì hôm nay, cháu phát hiện cháu có thai được 4 tuần. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi tiêm thuốc cản quang khi mang thai có sao không? Cháu cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Alpha-fetoprotein (AFP) là một protein bình thường của các tế bào gan còn non, hình thành trong giai đoạn bào thai. Ở trẻ sơ sinh, nồng độ AFP khá cao; nhưng ngay trong năm đầu tiên, lượng AFP sẽ nhanh chóng giảm xuống và bằng với giá trị có ở người trưởng thành. Ngoài ra, phụ nữ mang thai với bào thai bị khuyết tật ống thần kinh có thể có nồng độ AFP cao.
Không chỉ vậy, theo thống kê, có 2/3 số người bị ung thư gan cũng sản xuất AFP ở mức độ cao. Do đó, xét nghiệm tìm dấu ấn AFP cũng được sử dụng trong tầm soát và theo dõi điều trị ung thư gan. Khoảng tham chiếu AFP 0- 5.8 IU/mL là bình thường và có thể khác nhau tùy theo từng phòng xét nghiệm. Khi nồng độ AFP > 25 UI/mL nghi ngờ bệnh lý. Khi bệnh nhân bị ung thư gan nồng độ tăng lên: - Có khoảng 80% bệnh nhân ung thư gan có AFP > 25 UI/mL. - Có khoảng 60% bệnh nhân ung thư gan có nồng độ AFP > 100 UI/mL. Khoảng 50% bệnh nhân ung thư gan có nồng độ AFP > 300 UI/mL. Xét nghiệm AFP là xét nghiệm có giá trị lớn trong chẩn đoán ung thư gan và theo dõi điều trị. Tuy nhiên, chỉ riêng xét nghiệm AFP chưa đủ để kết luận ung thư gan. Bởi vì AFP còn tăng lên khi bệnh nhân bị viêm gan cấp, viêm gan mạn, xơ gan, có thai... Ngược lại AFP bình thường cũng không loại trừ khả năng bị ung thư gan vì có tới 20-30% bệnh nhân ung thư gan nguyên phát nhưng nồng độ AFP vẫn không cao, đó là chưa kể các trường hợp ung thư gan thứ phát. Do đó để phát hiện ung thư gan, cần kết hợp xét nghiệm AFP và các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác. Trong trường hợp của bạn, kết quả trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên, bạn nên khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt hơn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Gần đây, tôi có đi khám sức khỏe, có làm xét nghiệm định lượng AFP. Kết quả ghi như sau: 16.39 (Khoảng tham chiếu là 0 - 5.8 IU/ml). Nhờ bác sĩ tư vấn kết quả xét nghiệm định lượng AFP? Cảm ơn bác sĩ tư vấn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
CEA (Carcinoembryonic antigen) là một xét nghiệm để theo dõi sự tái phát của ung thư đại tràng và các ung thư khác ở những người đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, và theo dõi tái phát sau điều trị. Bình thường nồng độ CEA giới hạn từ 0 – 3 ng/ml. Giới hạn bình thường có thể thay đổi giữa các phòng xét nghiệm khác nhau. Ở người hút thuốc, nồng độ CEA tăng có thể tăng giới hạn bình thường đến 5 ng/ml. Giá trị CEA huyết tương ở người có bệnh lành tính thường không quá 10 ng/ml. Ngoài ra, nồng độ CEA cũng tăng lên trong một số nguyên nhân khác như: viêm túi mật, xơ gan và bệnh gan khác, viêm túi thừa, nghiện thuốc lá, bệnh lý viêm nhiễm ở ruột như viêm loét đại tràng, viêm phổi, viêm tụy, loét dạ dày.
Cyfra 21-1: Định lượng Cyfra 21 - 1 là một chất chỉ điểm ung thư thường được tìm thấy trong máu. Định lượng này dùng trong hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư phổi và các ung thư thực quản, vú, tụy, cổ tử cung hoặc bàng quang. Nồng độ Cyfra 21-1 có giá trị bình thường trong huyết thanh là < 3,3 μg/ml.
Trong trường hợp của bạn các chỉ số CEA, Cyfra 21-1 đều tăng nhẹ so với giới hạn bình thường. Tuy nhiên các xét nghiệm này chỉ mang tính chất gợi ý, để chẩn đoán chính xác bạn nên đến khám, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chuyên sâu hơn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Hiện mình có nhận được mẫu gửi, kết quả cho ra là chỉ số CEA là 5.18 ng/ml, kết quả xét nghiệm CYFRA 21-1 là 4.43. Bác sĩ cho mình hỏi tư vấn kết quả xét nghiệm CEA và CYFRA? Cảm ơn bác sĩ tư vấn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Các chỉ số xét nghiệm TSH, FT3, FT4 bạn hỏi thường được chỉ định cùng nhau để chẩn đoán các bệnh lý về tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, có hình bướm nằm ở trước cổ. Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất hormon điều hòa hoạt động của các tế bào và của các mô cơ quan trong cơ thể. Khoảng tham chiếu của tuyến giáp như bạn đã ghi. Khoảng tham chiếu này có thể khác nhau tùy thuộc từng phòng xét nghiệm.
Khi chỉ số TSH cao và FT4 thấp cảnh báo suy giáp nguyên phát do bệnh ở tuyến giáp như Hashimoto. Chỉ số TSH thấp và FT4 thấp cảnh báo suy giáp thứ phát do bệnh liên quan đến tuyến yên hoặc do sự phản ứng của các bệnh không phải ở tuyến giáp. Chỉ số TSH thấp và FT4 cao cho thấy bệnh nhân bị bệnh cường giáp, như bệnh Basedow.
Trong trường hợp chỉ số TSH tăng nhẹ nhưng chỉ số FT4 vẫn nằm trong giới hạn bình thường, dấu hiệu cảnh báo suy giáp không triệu chứng. Kết quả xét nghiệm của bạn TSH: 0.199, FT4: 1.12, FT3: 3.42 có nồng độ TSH thấp hơn giới hạn bình thường, còn FT3 và FT4 bình thường. Tuy nhiên, trong bệnh cường giáp giai đoạn sớm TSH thường thay đổi sớm, FT4 thay đổi muộn hơn. Bạn nên đến chuyên khoa Nội tiết các bác sĩ sẽ khám các triệu chứng lâm sàng và bổ sung các xét nghiệm để có thể tư vấn cụ thể hơn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Chỉ số xét nghiệm của em như sau TSH: 0.199 (khoảng tham chiếu 0.32 - 5.0 uIU/mL), FT3: 3.42 (khoảng tham chiếu 2.0 - 4.4 uIU/mL), FT4: 1.12 (khoảng tham chiếu 0.71 - 1.85 uIU/mL). Vậy bác sĩ cho em hỏi chỉ số xét nghiệm tuyến giáp tăng nhẹ nên làm gì? Em xin cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Với thông tin bạn cung cấp bạn có nhân hai thùy tuyến giáp với kích thước < 1cm, việc chỉ định chọc tế bào nhân tuyến giáp FNA ngoài dựa vào các yếu tố:
Kích thước của nhân giáp
Vị trí của nhân tuyến giáp (eo giáp, sát bao giáp, sát mặt sau)
Phân loại nguy cơ ác tính của nhân (TIRADS): như bờ viền, vôi hóa hay không.
Vì vậy bạn cần cung cấp thông tin rõ hơn. Hoặc đi khám ở cơ sở y tế tin cậy để được thăm khám kỹ càng cho trường hợp của mình. Bạn có thể tới Trung tâm bệnh lý tuyến Giáp - bệnh viện Times City để được các bác sĩ và chuyên gia thăm khám, chẩn đoán sớm cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với bạn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị nhân 2 thuỳ tuyến giáp kích thước 8x4mm. Em xét nghiệm các chỉ số TSH & Ft4 đều bình thường. Bác sĩ cho em hỏi người bị nhân thùy tuyến giáp có cần làm xét nghiệm tế bào FNA không? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Bạn nên báo các dấu hiệu bất thường sức khỏe cho nhân viên y tế tại nơi bạn cách ly để được thăm khám và đánh giá cụ thể. Qua khám, đánh giá cụ thể, nhân viên y tế mới có thể tư vấn cụ thể cho bạn được.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em xin hỏi hiện em bị F0 mà có tiền sử hen suyễn. Em cách ly được 3 ngày rồi, em cảm thấy hơi mệt vào buổi tối, nồng độ PCR CT11. Xin bác sĩ hướng dẫn cách điều trị người có tiền sử hen suyễn mắc covid-19 như thế nào? Em rất cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Với hầu hết trường hợp sau khi mổ nội soi cắt đốt tiền liệt tuyến thì bệnh nhân có thể đi tiểu bình thường, cải thiện triệu chứng so với trước lúc phẫu thuật. Trường hợp của cha bạn, bạn nên đưa cha của bạn tới bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa tiết niệu có thể thăm khám và đánh giá đầy đủ các triệu chứng cũng như tìm nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu khó sau phẫu thuật. Từ đó sẽ tư vấn phương án điều trị cho bạn và gia đình.
Trân trọng! | Chào bác sĩ, |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Viêm tai thanh dịch là bệnh lý liên quan đến chức năng thông thoáng của vòi tai (là ống nối thông từ mũi tới tai). Đây là bệnh lý lành tính tuy nhiên việc điều trị cần phải theo dõi sát trong thời gian 1 - 3 tháng vì dịch ở trong tai tiêu chậm, đặc biệt ở người hút thuốc lá hoặc có tiền sử bệnh mũi.
Vì vậy, bạn nên đến thăm khám để nhân được kế hoạch điều trị và theo dõi cho dứt điểm tình trạng ứ dịch trong tai.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị viêm tai thanh dịch. Vậy bác sĩ cho em hỏi viêm tai thanh dịch có thể điều trị được không? Bệnh này có tự hết không hay bắt buộc phải uống thuốc mỗi lần bị viêm? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Tình trạng đồng tử không giãn tốt sau khi nhỏ giãn có thể khiến phẫu thuật gặp khó khăn hơn bình thường. Tuy nhiên, vì bác sĩ chưa rõ mẹ bạn đã được can thiệp gì ngoài nhỏ thuốc không nên chưa thể xác định được nguyên nhân gây đau mắt của mẹ bạn. Nếu chỉ nhỏ thuốc thì sẽ không gây đau, còn nếu đã phẫu thuật rồi thì theo tiến triển bình thường, (mẹ bạn đã phẫu thuật từ ngày 15/12/2021 đến nay) thì mắt cũng không còn đau nữa.
Như vậy, bạn cần đưa mẹ đến khám chuyên khoa Mắt sớm để xác định nguyên nhân gây đau mắt ở thời điểm hiện tại, tránh để lâu sẽ có những biến chứng ảnh hưởng đến chức năng thị giác của mắt. Khi đến khám, bạn cần mang theo đầy đủ giấy tờ, hồ sơ khám trước đây, đơn thuốc đã dùng để bác sĩ tìm nguyên nhân cũng như đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Mẹ em khám và chỉ định phải thay thuỷ tinh thể. Mẹ có làm kiểm tra và chỉ định khám vào sáng 15/12/2021 nhưng sau khi vào phòng phẫu thuật (khoảng 45 phút) bác sĩ báo rằng không phẫu thuật được do khi tra thuốc vào đồng tử có vào mà không giãn ra và cho đơn thuốc điều trị, bắt ở lại theo dõi 1 ngày. Nhưng hiện tại mắt của mẹ đau (có bị băng kín). Em có hỏi thì được biết rằng do có tác động của dao kéo mới dẫn tới hiện tượng đau như vậy. Vậy bác sĩ cho em hỏi đồng tử không giãn tốt khi phẫu thuật thay thủy tinh thể là sao? Bác sĩ có thể tư vấn và giải thích rõ hơn giúp em được không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Sau khi phẫu thuật nâng mũi khoảng 1 ngày thì nếu rỉ máu tại vết chỉ khâu mỗi khi thấm bông, thay băng thì cũng không phải là điều cần lo lắng quá. Bạn nên tiếp tục theo dõi vết mổ.
Nếu bạn thấy vẫn còn tình trạng bầm tím, phù nề nhiều, chảy máu vết mổ từ ngày thứ 2 trở đi mà không đỡ, hoặc các bất thường khác thì nên liên lạc với bác sĩ phẫu thuật cho mình để được kiểm tra lại. Trong trường hợp bạn có bất kỳ băn khoăn nào, bạn có thể đến khám tại bệnh viện gần nhất để được tư vấn cụ thể.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em đi nâng mũi được 1 ngày và vết chỉ khâu ở đầu mũi bị rỉ máu mỗi khi thấm bông vào. Vậy bác sĩ cho em hỏi rỉ máu ở vết khâu nâng mũi có nguy hiểm không? Sau mấy ngày thì tình trạng này sẽ hết thưa bác sĩ? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn có triệu chứng mỏi mắt khi nhìn tập trung vào chữ trên máy tính, điện thoại là bất thường. Nguyên nhân có thể do nhiều bệnh lý như: Khô mắt, mỏi điều tiết,...
Trước hết, bạn cần điều chỉnh lại những thói quen trong công việc và sinh hoạt như: Bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại máy tính, không thức khuya, tăng cường để mắt thư giãn nhìn xa trên 6m, áp dụng quy tắc 20/20/20 mỗi khi phải làm việc với thiết bị điện tử.
Bạn cũng nên đến khám chuyên khoa Mắt sớm để tìm nguyên nhân từ đó sẽ có hướng điều trị phù hợp nhất cho bạn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Dạo này, mắt em hay bị mỏi, nếu em tập trung nhìn chữ, máy tính, điện thoại thì tròng mắt mỏi và đau, nhưng nếu em không nhìn máy tính nữa mà không gồng mắt, nhìn bình thường thì không đau mỏi. Vậy bác sĩ cho em hỏi mỏi mắt khi nhìn máy tính là dấu hiệu bệnh gì? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Tình trạng ho kéo dài của bạn trên cơ sở sức khỏe bản thân không có bệnh nền gì thì có thể là một tình trạng liên quan đến viêm đường thở: Đường hô hấp trên, khí phế quản,... đặc biệt là một số trường hợp viêm phế quản có thể ho rất lâu và phải dùng thuốc giảm ho, vitamin và nghỉ ngơi. Tuy nhiên ho kéo dài thì có thể có nhiều căn nguyên khác.
Vậy nên tốt nhất, bạn nên đi khám kiểm tra bác sĩ chuyên khoa Hô hấp để được tư vấn cụ thể.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Ngày thường sức khỏe cháu rất ổn không có bất thường gì. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì mà những ngày gần đây, cháu bị nhức đầu, mệt mỏi và ho khan kéo dài nhiều ngày không khỏi và cũng có uống thuốc nhưng cũng không khỏi. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi mệt mỏi, nhức đầu kèm ho khan kéo dài là dấu hiệu bệnh gì? Cách điều trị như thế nào? Cháu đã test và âm tính Covid. Mong bác sĩ tư vấn, cháu cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Ù tai là một trong những triệu chứng phức tạp và có rất nhiều nguyên nhân gây ra.
Nguyên nhân của ù tai thường gặp:
Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Những tiếng động lớn là những nguồn gây mất thính lực liên quan đến tiếng ồn phổ biến. Các thiết bị nghe nhạc với âm thanh lớn, trong thời gian dài. Dù là tiếp xúc với tiếng ồn ngắn hạn và dài hạn với âm thanh lớn đều có thể gây ra thiệt hại vĩnh viễn.
Tắc nghẽn ráy tai: Ráy tai bảo vệ ống tai của bạn bằng cách bẫy bụi bẩn và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Khi quá nhiều ráy tai tích tụ, nó trở nên quá khó để rửa trôi tự nhiên, gây mất thính giác hoặc kích thích màng nhĩ, có thể dẫn đến ù tai.
Xương tai thay đổi: Cứng xương trong tai giữa có thể ảnh hưởng đến thính giác của bạn và gây ù tai. Tình trạng này, gây ra bởi sự phát triển xương bất thường, có xu hướng chạy trong các gia đình.
Một số nguyên nhân gây ù tai ít phổ biến hơn, bao gồm:
Bệnh Meniere: Chứng ù tai có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh Meniere.
Rối loạn TMJ: Các vấn đề với khớp thái dương hàm, khớp ở hai bên đầu trước tai, nơi xương hàm dưới gặp sọ của bạn, có thể gây ù tai.
Chấn thương đầu hoặc chấn thương cổ: Chấn thương đầu hoặc cổ có thể ảnh hưởng đến tai trong, dây thần kinh thính giác hoặc chức năng não liên quan đến thính giác.
U thần kinh âm thanh: Khối u không ung thư (lành tính) này phát triển trên dây thần kinh sọ chạy từ não đến tai trong của bạn và kiểm soát sự cân bằng và thính giác. Còn được gọi là schwannoma tiền đình, tình trạng này thường gây ra chứng ù tai chỉ ở một tai. Rối loạn chức năng ống Eustachian: ống trong tai nối giữa tai giữa với cổ họng trên của bạn vẫn được mở rộng mọi lúc, vì một lý do nào đó gây rối loạn chức năng ống dẫn đến ù tai.
Rối loạn mạch máu liên quan đến ù tai: Xơ vữa động mạch, khối u đầu và cổ, huyết áp cao, hẹp mạch máu cấp máu cho vùng đầu mặt cổ, dị tật của mạch máu,...
Một số loại thuốc có thể gây ra hoặc làm nặng thêm chứng ù tai, liều của các loại thuốc này càng cao thì chứng ù tai càng nặng: Một số nhóm kháng sinh, thuốc trị ung thư, thuốc lợi tiểu, thuốc quinine, một số thuốc chống trầm cảm, aspirin dùng với liều cao,..
Việc xác định nguyên nhân vì sao là một bước quan trọng trước khi có những can thiệp phù hợp. Bạn nên đăng ký khám chuyên khoa Tai mũi họng để khảo sát một cách toàn diện nhất có thể.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị ù tai cách đây 2 năm. Em có khám và uống thuốc tây 1 lần nhưng không khỏi, bệnh hiện tại nặng hơn, rõ hơn. Em xuất hiện thêm tiếng ồn khác trong tai ù ù và ve kêu. Vậy bác sĩ cho em hỏi ù tai kéo dài điều trị thế nào? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn nên thăm khám lại theo lịch hẹn của trung tâm y tế nhằm xác định rõ đáp ứng thuốc điều trị và có những khảo sát hay thay đổi phù hợp trong trường hợp không đáp ứng điều trị hay chuyển lên những tuyến cao hơn trong trường hợp có chỉ định hay nghi ngờ những vấn đề phức tạp hơn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Buổi sáng khi thức dậy em thường cảm thấy có dịch đờm tắc ở mũi, xì mũi thì không ra nhưng khịt mũi thì nó lại xuống họng và gây buồn nôn. Em rất hay bị ho và uống thuốc mãi không khỏi. Em có đi nội soi tai mũi họng nhưng kết quả chỉ là viêm họng cấp. Vậy bác sĩ cho em hỏi nữ giới có dịch đờm tắc mũi có nguy hiểm không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Như bạn mô tả thì có khả năng rằng bạn bị viêm sụn vành tai có thể gây tụ máu hay áp xe. Bạn nên khám chuyên khoa Tai mũi họng ngay để có can thiệp kịp thời.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Mấy tháng trước, cháu có đeo hoa tai nút nhựa nhưng gần đây, tai cháu cứ bị âm ỉ đau, cháu sờ sau tai không thấy nút nhựa đâu mà chỗ lỗ xỏ lại bị sưng đỏ lên. Cháu tìm cách tháo ra hoài không được, kiểm tra mới thấy cái nút nhựa nó lọt vào vành tai, cháu phải nhờ mẹ tháo giúp thì mới được, giờ nhìn cái lỗ của cháu bị u lên một cục. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi nữ giới sưng đỏ lỗ xỏ khuyên tai có nguy hiểm không? Cháu cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bệnh nhân bị nổi mề đay kéo dài 1 năm nay: Mẩn đỏ, phù nề người, sưng môi, lưỡi, toàn bộ mặt thì có thể bệnh nhân đã mắc mày đay mạn tính.
Thông thường, điều trị mày đay mạn cần thời gian dài hơn: Vài tháng đến vài năm tùy đáp ứng của từng bệnh nhân, trong quá trình điều trị bác sĩ cần đánh giá định kỳ để điều chỉnh liều thuốc phù hợp với tình trạng của bạn. Bạn có thể đưa người bệnh đến khám lại với bác sĩ dị ứng để bác sĩ đánh giá và có liệu trình phù hợp với bạn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Nhà cháu có bạn nữ sinh năm 2004. 1 năm gần đây nổi mề đay dị ứng cực nặng: Mẩn đỏ, phù nề khắp người, sưng môi, lưỡi, toàn bộ trên mặt. Cháu đã đi khám xét nghiệm dị nguyên: Bị dương tính với mạt bụi lông chó mèo,... có uống thuốc điều trị 2 tháng nhưng cứ vừa hết thuốc thì ngày hôm sau đó lại nổi như ban đầu. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi nổi mề đay kéo dài không đỡ điều trị thế nào? Cháu cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Do các tổn thương trên da trong các giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh có thể cần điều trị bằng các thuốc khác nhau nên đặc thù của chuyên khoa Da liễu là việc thăm khám phải được tiến hành trực tiếp. Bác sĩ cần phải trực tiếp quan sát, sờ trực tiếp lên các tổn thương để đánh giá mức độ trước khi chỉ định thêm các xét nghiệm (nếu có, như xét nghiệm công thức máu, test lẩy da,... ). Việc bạn tự mô tả tình trạng bệnh lý có thể gây hiểu nhầm hoặc không đủ thông tin để bác sĩ tư vấn. Vì vậy, với trường hợp của bạn cần phải đến thăm khám trực tiếp với các bác sĩ Da liễu để được chẩn đoán và điều trị.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị viêm lỗ chân lông khoảng 10 năm nay rồi. Sau khi sinh bé thì tình trạng của em ngày càng nặng. Trước kia thì chỉ bị ở đùi và phần bắp tay, chỉ mất thẩm mỹ chứ không đau ngứa gì cả nhưng gần đây tình trạng tệ đi rất nhiều, những vùng chân lông viêm lan rộng và có ngứa ngáy rất khó chịu. Vậy bác sĩ cho em hỏi nữ giới viêm lỗ chân lông điều trị như thế nào? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ y tế ban hành "Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh dại trên người" ngày 08/05/2014, thì tất cả trường hợp bị động vật có nguy cơ dại cắn đều cần tiêm vắc xin phòng dại theo phác đồ phơi nhiễm (tiêm 5 mũi trong vòng 28 ngày). Trường hợp của bạn bị chuột Hamster cắn chảy máu ít, sức khỏe của bạn hiện tại ổn định, tình trạng chuột Hamster lúc cắn và sau 10 ngày vẫn bình thường thì bạn có thể dừng tiêm vắc xin phòng dại được. Tuy nhiên, để đảm bảo bạn có kháng thể chống lại virus dại cao và kéo dài thì bạn nên tiêm đủ phác đồ sẽ tốt hơn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Cháu bị chuột Hamster cắn và chảy 1 ít máu, vết thương xước nhẹ, không sâu và cháu đã chích dại 1 mũi trong vòng 48h. Sau 10 ngày theo dõi chuột cháu vẫn khỏe mạnh và vết thương cháu cũng lành, không sưng tấy. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi nữ giới bị chuột Hamster điều trị như thế nào? Có cần tiêm phòng dại mũi 2 không? Cháu cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Trong quá trình chỉnh răng, các răng sẽ bị thay đổi vị trí dẫn đến vị trí chạm nhau của các răng khi ăn nhai bị thay đổi dẫn đến vài khó chịu như bạn mô tả. Bạn nên trao đổi ngay với bác sĩ chỉnh nha của bạn để có hướng xử trí.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Cháu vừa niềng răng tầm hơn 1 tháng nay. Sau 3 tuần niềng, cháu có bị cúm nhẹ. Lúc đó cháu có bị ù tai nên cháu nghĩ là do cảm cúm nhưng đến tận hiện tại cháu vẫn bị ù tai. Ù tai khi hít thở mạnh sẽ nghe thấy tiếng lạo xạo bên tai phải như rỉ tai bên trong nhưng không hề có. Bây giờ ù tai chuyển sang 2 tai và cháu cảm thấy đau đầu nhẹ. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi nữ giới ù tai nguyên nhân là gì? Cháu cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn nên đi khám chuyên khoa Răng hàm mặt ngay để được đánh giá lại quá trình điều trị và có kế hoạch điều trị hợp lý hơn tránh tình trạng ổ viêm nhiễm lan rộng ảnh hưởng đến các răng xung quanh cũng như xương hàm.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị chết tủy răng có nhiều mủ dưới chân răng, bác sĩ đã phẫu thuật mổ túi cắt túi mủ và nạo sạch bên trong chân răng rồi khâu lại, trước đó cũng làm sạch tủy rồi mà 3 ngày em vẫn sưng to và đau (có uống thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ). Vậy bác sĩ cho em hỏi nữ giới viêm sưng tủy răng điều trị như thế nào? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Nguyên nhân gây viêm loét miệng Aphter là do virus. Bệnh sẽ tự khỏi sau 2-3 tuần. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân làm bệnh tiếp diễn kéo dài. Các thuốc như uống hay bôi chỉ là giúp việc khó chịu do các vết loét gây nên giảm bớt đi.
Để tránh bệnh lâu khỏi hay tái đi tái lại nhiều lần, bạn nên:
Tránh ăn đồ cay, nóng.
Ăn uống đủ chất, bổ xung nhiều rau xanh, rau tươi. Hạn chế hay tránh ăn đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
Thay đổi chế độ sinh hoạt: Sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, ngủ đủ hạn chế căng thẳng, mệt mỏi...
Thay đổi chế độ làm việc: sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, hạn chế căng thẳng, tránh làm việc quá sức,...
Bổ xung thêm các Vitamin như C, D,...
Việc thay đổi nội tiết tố do mang thai cũng có thể gây viêm loét miệng kéo dài. Khi đó, bạn nên ăn mềm, nguội, nhạt, súc miệng nước muối nhạt, bôi thuốc tại chỗ để giảm đau. Bạn nên đi khám chuyên khoa Răng hàm mặt để nhận được những lời khuyên cụ thể hơn và được kê đơn thuốc hợp lý.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em đang mang bầu 3 tháng nhưng em đang bị viêm áp tơ miệng cũng 3 tháng nay. Thời gian đầu em không biết mang thai nên vẫn đi khám và uống thuốc, bôi thuốc nhưng đến giờ vẫn không khỏi. Vậy bác sĩ cho em hỏi thai phụ viêm áp tơ miệng điều trị như thế nào? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Mẹ bạn bị Covid-19, hiện tại mẹ của bạn bị 1 tuần mà cảm giác mệt, ho, bạn nên đưa mẹ đi khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Mẹ con có bệnh hen suyễn và bị nhiễm covid đến nay khoản 1 tuần rồi ạ. Hiện tại, mẹ con chỉ ho vào buổi sáng và 3 ngày gần đây cảm thấy mệt tại cổ ( lúc thì mệt, lúc thì khỏe). Bác sĩ tư vấn giúp con người hen suyễn mắc covid-19 bị ho mệt nên làm gì? Con cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra. Các biểu hiện tại hô hấp trên cũng có thể có như đau, ngứa họng, ho. Tuy nhiên các triệu chứng trên cũng có thể do bội nhiễm. Ngoài ra, tràn dịch màng phổi cũng có thể gặp trong sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết thường sẽ có diễn biến nặng vào khoảng ngày 4 - 6.
Vì vậy, bạn nên khám bệnh tại bệnh viện khi có bất kỳ bất thường để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị sốt xuất huyết hôm nay là 5 hôm. Từ hôm qua, em có hiện tượng ngứa họng và ho. Vậy bác sĩ cho em hỏi sốt xuất huyết kèm ho, ngứa họng có sao không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú (mastectomy): Là phương pháp cắt bỏ toàn bộ nhu mô tuyến vú, quầng và núm vú, chỉ để lại cơ và da thành ngực.
Phẫu thuật thu gọn vú phì đại là phẫu thuật thường quy tại trung tâm Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ bệnh viện, khác với Mastectomy, phẫu thuật thu gọn vú phì đại có thể giải quyết được tình trạng phì đại và còn bảo tồn được chức năng tuyến vú và đảm bảo yếu tố thẩm mỹ với phụ nữ trẻ.
Vì thế, bạn nên đến trung tâm Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn cụ thể.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em có bộ ngực hơi ngoại cỡ, sinh hoạt hằng ngày gặp cản trở nhiều, sức khoẻ bình thường. Vậy bác sĩ cho em hỏi phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú Mastectomy có nguy hiểm không? Trường hợp của em có thể phẫu thuật được không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Triệu chứng bạn mô tả giống bệnh “Rối loạn lo âu” hơn. Một số trường hợp sau khi bị một bệnh nặng, bệnh nhân sẽ bị sang chấn tâm lý và trở nên lo lắng căng thẳng. Tuy nhiên, bạn nên đưa bố đi khám, để bác sĩ đánh giá lại đầy đủ, từ đó mới chẩn đoán và điều trị chính xác.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bố tôi 65 tuổi bị bệnh viêm màng não không rõ nguyên nhân đã điều trị ở bệnh viện 20 ngày đã ổn định và được cho ra viện về nhà 2 ngày thì có biểu hiện mất ngủ căng thẳng, bồn chồn lo nghĩ linh tinh. Bác sĩ cho tôi hỏi sau điều trị viêm màng não 2 ngày bị mất ngủ kèm căng thẳng nên làm gì? Đó có phải di chứng viêm màng não không? Cảm ơn bác sĩ tư vấn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Triệu chứng của bạn giống triệu chứng của nhiễm Covid- 19, bạn nên khám và tư vấn bác sĩ để xét nghiệm PCR - Sars - CoV2. Các triệu chứng bệnh thường sẽ không xuất hiện ngay mà có thời gian ủ bệnh có thể lên đến 14 ngày, (một số trường hợp cá biệt có thời gian ủ bệnh dài hơn).
Những việc cần làm khi có các triệu chứng nhiễm covid-19 (sốt, ho, đau họng, khó thở):
Đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở một vị trí trong nhà, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 mét.
Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn và đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị; Đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển đến cơ sở y tế.
Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy. Thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắng đậy kín, hoặc vào túi và buộc kín miệng.
Rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy.
Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa...
Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng; không đến chỗ đông người, nơi làm việc, trường học.
Thông báo với người sử dụng lao động, nhà trường và những người liên quan.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Cháu vừa bị cảm cúm (nhức đầu, nhức mỏi, sốt) cách đây vài ngày, trước đó cháu đã đi test và nhận kết quả âm tính. Sau khi uống thuốc xong vài ngày thì cháu không sốt và đau đầu nữa, nhưng lại mất khứu giác, cháu không ngửi được bất cứ mùi gì luôn, dù đã không còn nghẹt mũi. Tình trạng đã kéo dài 3 ngày rồi ạ. Cháu cũng không nếm được nữa, nhưng vẫn nhận ra vị thực ăn. Bác sĩ cho cháu hỏi cảm cúm kèm mất khứu giác 3 ngày nên làm gì? Cảm ơn bác sĩ tư vấn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bệnh HIV có thể lây qua sữa mẹ nhưng vì con bạn mới uống 1 lần thì nguy cơ lây truyền HIV thấp, bạn nên khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa để theo dõi làm làm xét nghiệm HIV.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em lỡ xin sữa của người nhiễm HIV đem về cho bé uống bằng bình 1 lần. Vậy bác sĩ cho em hỏi trẻ uống sữa của người nhiễm HIV có ảnh hưởng gì? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Viêm da cơ địa (hay còn gọi là chàm, eczema) là một bệnh da liễu mà biểu hiện chủ yếu là ngứa và đỏ da.
Do các tổn thương trên da trong các giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh có thể cần điều trị bằng các thuốc khác nhau nên đặc thù của chuyên khoa Da liễu là việc thăm khám phải được tiến hành trực tiếp. Bác sĩ cần phải trực tiếp quan sát, sờ trực tiếp lên các tổn thương để đánh giá mức độ trước khi chỉ định thêm các xét nghiệm (nếu có, như xét nghiệm công thức máu, test lẩy da,... ).
Việc bạn tự mô tả tình trạng bệnh lý có thể gây hiểu nhầm hoặc không đủ thông tin để bác sĩ tư vấn. Vì vậy với trường hợp của bạn cần phải đến thăm khám trực tiếp với các bác sĩ Da liễu để được chẩn đoán và điều trị cụ thể.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Cháu nhà em năm nay 16 tuổi. Cháu bị viêm da cơ địa chữa mãi không khỏi. Vậy bác sĩ cho em hỏi điều trị viêm da cơ địa thế nào? Hiện nay, em nghe nói có công nghệ cấy tế bào gốc, công nghệ này có áp dụng để chữa bệnh này không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Do các tổn thương trên da trong các giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh có thể cần điều trị bằng các thuốc khác nhau nên đặc thù của chuyên khoa Da liễu là việc thăm khám phải được tiến hành trực tiếp. Bác sĩ cần phải trực tiếp quan sát, sờ trực tiếp lên các tổn thương để đánh giá mức độ trước khi chỉ định thêm các xét nghiệm (nếu có, như xét nghiệm công thức máu, test lẩy da,... ). Việc bạn tự mô tả tình trạng bệnh lý có thể gây hiểu nhầm hoặc không đủ thông tin để bác sĩ tư vấn.
Vì vậy với trường hợp của bạn cần phải đến thăm khám trực tiếp với các bác sĩ Da liễu để được chẩn đoán và điều trị cụ thể.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị nấm ở mu bàn chân, lở loét mưng mủ đã 5 năm, cứ mùa hanh khô là bệnh lại tái phát. Vậy bác sĩ cho em hỏi phương pháp điều trị dứt điểm nấm ở mu bàn chân? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Các nhà khoa học trên thế giới định nghĩa hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở, với sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào, làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.
Với định nghĩa như vậy thì hen là một dạng bệnh mãn tính tuy nhiên đáp ứng với điều trị khá tốt.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi bệnh hen có phải bệnh phổi mãn tính không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Đối với rò luân nhĩ hay bị tái phát để điều trị triệt để cần phẫu thuật để lấy toàn bộ đường rò. Sau phẫu thuật xong thì việc vệ sinh bôi betadine sẽ có tác dụng làm sạch. Nếu chỉ điều trị uống thuốc, bôi thuốc, vệ sinh đơn thuần sẽ không triệt để và không giải quyết được nguyên nhân.
Vì vậy, bạn nên đến bệnh viện thăm khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được điều trị tốt nhất.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị rò luân nhĩ hay bị u lên và phải làm tiểu phẫu. Vậy bác sĩ cho em hỏi điều trị dứt điểm rò luân nhĩ thế nào? Em năm nay 25 tuổi. Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn bị đau đầu và buồn nôn thì có nhiều nguyên nhân, bạn cần đi khám bác sĩ Nội thần kinh để khám và điều trị.
Ngoài ra, hạch sau tai có thể do nhiều nguyên nhân: Viêm tai nổi hạch, viêm răng,...Vì vậy, bạn cần đi khám để siêu âm kiểm tra tình trạng hạch của mình, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Dạo này, cháu hay có dấu hiệu đau đầu, buồn nôn và hay đau nửa đầu. Cháu thấy sau tai cháu xuất hiện cục hạch nhỏ, sờ đau nhức. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi đau đầu, buồn nôn kèm hạch sau tai là dấu hiệu bệnh gì? Liệu đó có phải là dấu hiệu của ung thư không? Cháu cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn bị chấn thương bàn chân, lên sẹo đã 3 - 4 tuần nhưng bị tím. Sẹo mới tím là chuyện bình thường, dần dần sẽ ổn. Vì bác sĩ không rõ bạn bị đau như nào nên bác sĩ không thể tư vấn thêm được. Bạn có thể thu xếp đi khám bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để được đánh giá và tư vấn kỹ hơn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị chấn thương ở bàn chân gần 8 tuần rồi, lên sẹo cũng 3 - 4 tuần rồi nhưng sẹo cứ có màu tím thâm, thỉnh thoảng lại bị nhức bàn chân. Vậy bác sĩ cho em hỏi sẹo tím sau chấn thương bàn chân có sao không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Nếu nghi ngờ tắc đường tiểu không thường xuyên cần làm các thăm dò về hình ảnh đường tiết niệu (siêu âm, chụp cắt lớp,...) cũng như các thăm dò động học nước tiểu (urodynamic). Bạn nên đến khám tại phòng khám chuyên khoa Tiết niệu để chẩn đoán. Tại Vinmec thì các thăm dò sẽ tiến hành và có kết quả từ 1 - 3 ngày tùy vào tính chất các loại thăm dò.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi khi nghi ngờ tắc đường tiểu cần chẩn đoán bằng kỹ thuật nào? Nếu em đến Vinmec thì thời gian chẩn đoán và kết quả trong bao lâu ạ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Bệnh nhân chụp CT sọ não có tiêm cản quang cần được khảo sát về các nguy cơ an toàn thuốc cản quang (các xét nghiệm liên quan chức năng thận, tiền sử dị ứng thuốc cản quang, vv..) và cân nhắc về liều tia. CT sọ não sẽ hạn chế đánh giá tính chất u não trong trường hợp u nhỏ, không điển hình,... Bên cạnh đó, đau đầu có rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Để việc lựa chọn phương tiện hình ảnh được tối ưu (CT/ MRI đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng), bệnh nhân nên khám với bác sĩ chuyên khoa thần kinh, kiểm tra chuyên sâu và cụ thể trên trường hợp của mình để quyết định kỹ thuật chụp và protocol chụp tốt nhất. Thời gian chụp và trả kết quả cho cả 2 kỹ thuật trên trung bình 1h
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bệnh nhân 58 tuổi thường xuyên đau đầu, nghi u não. Bác sĩ cho em hỏi chụp CT sọ não có tiêm thuốc cản quang chẩn đoán u não được không? Cảm ơn bác sĩ tư vấn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ giải đáp như sau:
Để chẩn đoán và đánh giá mức độ trào ngược bàng quang - niệu quản có nhiều kỹ thuật khác nhau được lựa chọn, tùy theo lứa tuổi và tình trạng của bệnh nhân. Một kỹ thuật thường được sử dụng là chụp X quang hệ niệu khi đi tiểu.
Bệnh nhân cần được khám và tư vấn trước với bác sĩ niệu khoa về tình trạng hiện tại như: không đang bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, mang thai, dị ứng thuốc cản quang hay vừa trải qua kỹ thuật chụp chiếu nào có sử dụng thuốc cản quang gần đây; cũng như chuẩn bị về tâm lý về cảm giác buồn tiểu hay khó chịu trong quá trình chụp, đặc biệt là với bệnh nhi.
Quy trình chụp trung bình mất khoảng 1h bao gồm các công đoạn chuẩn bị trước chụp và tùy vào thực tế từng trường hợp.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi kỹ thuật nào đánh giá mức độ trào ngược bàng quang niệu quản? Cần chuẩn bị gì trước khi khám? Em cảm ơn bác sĩ. |