text
stringlengths
1
174k
Kiểm tra trustrank tại đây : https://itseovn.com/threads/cong-cu-kiem-tra-pagerank-trustrank-backlink-hieu-qua-cho-website.11/ pr bỏ những tại sao cứ đi tìm trang pr cao để đẩy nhỉ dieuhoa2, 10/9/15 Mình thấy cách này cũng hay đó nhưng mà mất nhiều thời gian quá!
Có cách nào hiệu quả mà mất ít thời gian hơn không ak Mình giờ mới biết về TrustRank, trước giờ chỉ nghe đến PR, DA, PA chứ chưa bao giờ nghe ai nói về cái này nhoncon Thành Viên Mới nhoncon, 7/7/16 TrustRank được đánh giá dựa vào độ lớn của web, có nghĩa là website có nhiều bài viết, có nhiều site thì được đánh giá cao.
Trước giờ vẫn nghĩ là tối ưu đường dẫn + từ khóa + nội dung chứ.
teconvina, 15/7/16 cám ơn bạn nha thông tin thật hữu ích dieuhoa3, 20/1/17 Trustrank này có giống với DA, PA không nhỉ, mình thấy chỉ số không thuộc Google thì cũng chỉ để tham khảo một chút thôi chứ đừng nên bận tâm quá nhiều!
Trang Sức LOPA, 21/1/17 trustrank rất tốt đồi với web chính vì vậy tăng trustrank là rất tốt dieuhoacu, 17/4/17 thietkequantrasua24h Thành Viên Mới Thông tin của bạn chia sẽ thực sự hữu ích đối với mình!!
thietkequantrasua24h, 13/11/18 Hi vọng sẽ có nhiều chia sẽ bổ ích hơn nữa để những anh em seo có thêm kinh nghiệm
Khó khăn phát mãi tài sản xử lý nợ sẽ sớm được dỡ bỏ | Pháp luật | ĐTCK Thứ Sáu, 4/9/2015 16:00 Sau khi bán nợ xấu cho VAMC theo giá thị trường, TCTD không phải trích lập dự phòng cho trái phiếu nhận về (ĐTCK) Trả lời ĐTCK, TS.
Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia cho rằng, cái khó lớn nhất trong xử lý nợ xấu chính là khâu phát mãi tài sản, nhưng với các cơ chế đã và chuẩn bị ban hành sắp tới sẽ sớm tháo gỡ được nút thắt này.
Có như vậy, quá trình xử lý nợ xấu mới có thể đẩy nhanh hơn.
Nợ xấu tăng hay không là do các khoản tín dụng cấp trước đây chưa được giám sát chặt chất lượng tín dụng để lại hậu quả nợ xấu, chứ không phải từ những khoản vay mới, bởi các ngân hàng cũng đã chú trọng quản trị rủi ro trong cấp tín dụng cũng như đáp ứng các yêu cầu về trích lập dự phòng.
Chẳng hạn, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp do NHNN TP.
HCM phối hợp với UBND Thành phố triển khai chỉ cho vay các đối tượng doanh nghiệp nằm trong danh sách sau khi được sàng lọc từ Sở Công thương và các UBND quận, huyện trên địa bàn Thành phố.
Vì vậy, sau gần 3 năm triển khai, không một doanh nghiệp nào trong số này phát sinh nợ xấu và tăng trưởng dư nợ khá tích cực.
Dòng tín dụng dần được "nắn" vào sản xuất - kinh doanh, đặc biệt là những lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa… TS.
Trần Du Lịch, Với việc kiểm soát và thận trọng của các ngân hàng trong cho vay hiện nay thì không đáng lo nợ xấu tái tăng.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất, theo tôi, đó là quy định nới tỷ lệ cho vay vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 30% lên 60% theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN có hiệu lực kể từ tháng 2/2015.
Theo đó, một số doanh nghiệp cơ cấu lại nguồn tín dụng từ ngắn sang trung, dài hạn để tránh nợ quá hạn, nợ xấu.
Số nợ xấu này sẽ phát sinh trong năm tới khi khoản nợ đến kỳ đáo hạn.
Tuy nhiên, nếu phía ngân hàng có thể hoàn thành tốt trong việc thu hồi nợ cũng như hoạt động của doanh nghiệp phục hồi có nguồn thu trả được nợ thì cũng không quá lo ngại nợ xấu phát sinh.
Mặt khác, nếu bất động sản hồi phục, ngân hàng có điều kiện xử lý và thu hồi nợ.
Theo tôi, nhờ có VAMC mới làm "sạch" được nợ xấu của các ngân hàng.
Sau khi bán nợ xấu cho VAMC, các ngân hàng phải tăng trích dự phòng từ nguồn lợi nhuận.
Nếu sau 5 năm, các ngân hàng trích lập đủ 100% cho khoản nợ xấu đã bán cho VAMC thì xem như đã xử lý được khoản nợ đó.
Trong trường hợp, khoản nợ xấu được xử lý, ngân hàng sẽ được hoàn nhập dự phòng.
Mục tiêu trước hết đối với hoạt động của các ngân hàng là đảm bảo an toàn hoạt động.
Vì thế, việc phải hy sinh lợi nhuận và phần nào ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông là cổ tức cũng là điều ngân hàng nên làm hiện nay.
Khó khăn lớn nhất trong xử lý nợ xấu hiện nay chính là khâu phát mãi tài sản đảm bảo.
Nhưng điều này sẽ được gỡ bỏ trong thời gian tới khi Chính phủ ra Nghị quyết yêu cầu sớm giải quyết tắc nghẽn trong việc xử lý các thủ tục hành chính phát mãi tài sản đảm bảo.
Theo đó, tài sản đảm bảo phát mãi phải là tài sản thực, được định giá thực với mặt bằng giá thị trường, thay vì giá ảo khi con nợ và chủ nợ không chịu giảm giá bán khi thị trường đi xuống.
Vì thế, không chỉ con nợ mà chủ nợ cũng phải tính đến chuyện hy sinh quyền lợi để có thể thu hồi nợ.
Chẳng hạn, với khoản vay rơi vào nợ xấu, nhưng ngân hàng đã trích lập dự phòng được 40%, thì khi phát mãi tài sản đảm bảo có thể chấp nhận bán lỗ 40%.
Hiện vướng mắc lớn nhất trong việc xử lý tài sản đảm bảo chính là quyền của con nợ.
Nếu con nợ không hợp tác thì chủ nợ không xử lý được tài sản đảm bảo đó.
Vì vậy, trước mắt phải xử lý được vấn đề này và đưa ra quyền xử lý đối với chủ nợ, nếu khoản nợ đến thời kỳ đáo hạn, khách hàng không trả được nợ thì chủ nợ có quyền đem khoản nợ đó ra đấu giá.
Có như vậy mới thị trường hóa được tài sản khoản nợ.
Tuy nhiên, đó là điều kiện cần, còn điều kiện đủ, là con nợ phải phối hợp tiếp tục trả phần thiếu hụt của khoản nợ, nếu tài sản đảm bảo bán đi không đủ để trả hết cho khoản nợ.
Tôi cho rằng, vấn đề này phải làm quyết liệt mới thành công.
Bên cạnh đó, ngày 28/8, NHNN đã ban hành Thông tư số 14/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC, chính thức có hiệu lực từ ngày 15/10/2015.
Thông tư này được kỳ vọng sẽ tác động lớn tới hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu qua VAMC, do có những sửa đổi, bổ sung quan trọng, tăng thêm lựa chọn cho các TCTD bán lại nợ xấu, để họ cân nhắc các phương án xử lý nợ xấu và tái tạo, sử dụng nguồn vốn và lợi ích liên quan.
Cụ thể, Thông tư 14 quy định việc VAMC mua lại nợ xấu theo giá trị thị trường bằng phát hành trái phiếu trực tiếp cho TCTD bán nợ xấu, bên cạnh trái phiếu đặc biệt với cơ chế đã có.
Với hình thức này, trái phiếu phát hành qua việc mua theo giá trị thị trường thực sự là một tài sản gắn với các lợi ích cụ thể để các TCTD cân nhắc bán lại nợ xấu cho VAMC, dĩ nhiên phải được tổ chức này chấp thuận mua, xác định giá mua… Sau khi bán lại nợ xấu và TCTD sở hữu trái phiếu thì không phải trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu đó.
Các TCTD được xác định hệ số rủi ro của trái phiếu là 0% khi tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, trong khi với trái phiếu đặc biệt là 20%.
Theo tôi được biết, hiện Chính phủ đang chỉ đạo, yêu cầu chỉnh sửa các thủ tục trên để có thể sớm xử lý các vấn đề khó khăn trong quá trình phát mãi tài sản.
Tài sản đảm bảo được ví như những chiếc xe "chết máy" phải "ném" bên lề đường.
Nhưng nếu vất đi quá nhiều xe, trên đường sẽ không còn xe chạy nên cần để các tài sản đảm bảo đó hoạt động trở lại, thay vì nằm bất động quá lâu và quá nhiều.
Đó cũng là một cách để tạo thanh khoản cho thị trường bất động sản, luân chuyển được tài sản và xử lý nợ xấu nhanh hơn.
Vân Linh thực hiện ngân hàng, xuất khẩu, thị trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cổ tức, tài chính, tăng trưởng, giảm giá Sau Tăng thuế tài nguyên, doanh nghiệp hết đường ăn xổi?
Leadco được Legal 500 xếp hạng | Tin tức & Sự kiện Leadco được Legal 500 xếp hạng 03:40 PM | 06/02/2015 Legal 500 đã công nhận Leadco Legal Counsel là một trong số những hãng luật hàng đầu Việt Nam trong năm 2015.
Leadco được xếp hạng Tier 2 trong lĩnh vực Ngân hàng và Tài chính, Bảo hiểm, và Công nghệ, Truyền thông & Viễn thông (TMT) và Tier 4 trong lĩnh vực Doanh nghiệp và M&A.
Trong mảng Ngân hàng và Tài chính, Leadco đã tư vấn cho OCBC Singapore về việc dàn xếp bảo đảm liên quan đến thương vụ cấp tín dụng 27 triệu USD cho Strategic Marine Company.
Leadco cũng được đánh giá cao vì kinh nghiệm trong hoạt động cấp tài chính liên quan đến tàu bay.
Luật sư Điều hành Phan Nguyên Toàn và Luật sư Thành viên Trần Đức Kiên được đánh giá cao.
Trong mảng Doanh nghiệp và M&A, Leadco đã tư vấn giao dịch mua lại 70% cổ phần của Driftwood Dairy bởi Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Luật sư Thành viên Trần Sĩ Vỹ được đánh giá cao.
Trong mảng Bảo hiểm, Leadco đại diện Sumitomo Life Insurance Company trong thương vụ mua lại 18% cổ phần trong Tập đoàn Bảo Việt.
Leadco cũng tư vấn pháp lý cho PVI trong lĩnh vực bảo hiểm.
Luật sư Thành viên Đinh Nhật Quang được đánh giá cao.
Trong mảng TMT, Leadco đại diện một nhà sản xuất phần mềm Nhật Bản thành lập một công ty con ở Việt nam.
Leadco cũng tư vấn cho nhiều công ty viễn thông trong hoạt động tại Việt Nam, trong đó có Singapore Telecommunications, Nippon Telegraph and Telephone Corporation, China Telecom và Vietnam Telecom International.
Luật sư Thành viên Dương Quang Long được đánh giá cao.
Legal 500 là một tổ chức xếp hạng đánh giá năng lực các hãng luật ở 106 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.
Leadco tổ chức Hội thảo Giải quyết Tranh chấp Thương mại bằng Trọng tài Quốc tế (25/09/2014)
Đế tài - Mạch đo và khống chế nhiệt độ P3 - TaiLieu.VN Chia sẻ: Goi Xanh Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18 Nội dung Text: Đế tài - Mạch đo và khống chế nhiệt độ P3 2.
SƠ LƯỢC VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP BIẾN ĐỔI AD Tín hiệu trong thế giới thực thường ở dạng tương tự (analog), nên mạch điều khiển thu thập dữ liệu từ đối tượng điều khiển về (thông qua các cảm biến) cũng ở dạng tương tự.
Trong khi đó, bộ điều khiển ngày nay thường là các μP, μC xử lý dữ liệu ở dạng số (digital).
Vì vậy, cần phải chuyển đổi tín hiệu ở dạng tương tự thành tín hiệu ở dạng số thông qua bộ biến đổi AD.
Có nhiều phương pháp biến đổi AD khác nhau, ở đây chỉ giới thiệu một số phương pháp điển hình.
2.1.
Biến đổi AD dùng bộ biến đổi DA.
Trong phương pháp này, bộ biến đổi DA được dùng như một thành phần trong mạch.
Khoảng thời gian biến đổi được chia bởi nguồn xung clock bên ngoài.
Đơn vị điều khiển là một mạch logic cho phép đáp ứng với tín hiệu Start để bắt đầu biến đổi.
Khi đó, OPAMP so sánh hai tín hiệu vào analog để tạo ra tín hiệu digital biến đổi trạng thái của đơn vị điều khiển phụ thuộc vào tín hiệu analog nào có giá trị lớn hơn.
Bộ biến đổi hoạt động theo các bước : • Tín hiệu Start để bắt đầu biến đổi.
• Cứ mỗi xung clock, đơn vị điều khiển sửa đổi số nhị phân đầu ra và đưa vào lưu trữ trong thanh ghi.
• Số nhị phân trong thanh ghi được chuyển đổi thành áp analog vAX qua bộ biến đổi DA.
• OPAMP so sánh vAX với điện áp đầu vào vA.
Nếu vAX < vA thì đầu ra ở mức cao, còn ngược lại, nếu vAX vượt qua vA một lượng vT (áp ngưỡng) Mạch khống chế nhiệt độ thì đầu ra ở mức thấp và kết thúc quá trình biến đổi.
Ở thời điểm này, vAX được xấp xỉ bằng vA số nhị phân chứa trong thanh ghi chính l giá trị digital xấp xỉ của vA (theo một độ phân giải và chính xác nhất định của từng hệ thống).
• Đơn vị điều khiển kích hoạt tín hiệu EOC, báo rằng được kết theo quá Đầu vào analog Clock vA + EOC OPAMP - Start So snh vAX vA Khi chuyển Reset đổi hoàn tất, counter ngừng đếm Bộ biến EOC Counter Clock đổi DA tC vAX ...
Start Kết quả digital trình biến đổi.
Dựa theo phương pháp này, có nhiều bộ biến đổi như sau : 2.2.
Giới thiệu về IC ADC 0804 Bộ ADC 0804 là một thiết bị CMOS tích hợp với một bộ chuyển đổi từ tương tự sang số 8 bit, bộ chọn 1 kênh với một bộ logic điều khiển tương thích.
Bộ chuyển đổi AD 8 bit này dùng phương pháp chuyển đổi xấp xỉ tiếp.
Thiết bị này loại trừ khả năng cần thiết điều chỉnh điểm 0 bên ngoài và khả năng điều chỉnh tỉ số làm tròn ADC 0804 dễ dàng giao tiếp với các bộ vi xử lý.
• Sơ đồ chân ADC 0804: Mạch khống chế nhiệt độ Chức năng các chân: CS: Ngõ vào cho phép RD,WR: Đọc ghi INTR :cho phép chốt địa chỉ DB0…DB7 : ngõ ra song song 8 bit CLK : xung đồng hồ VREF : điện thế tham chiếu Vin+, Vin-: ngõ vào tương tự VCC, GND: nguồn cung cấp Các đặc điểm của ADC 0804: Độ phân giải 8 bit .
Tổng sai số chưa chỉnh định ± ½ LSB; ± 1 LSB .
Thời gian chuyển đổi: 100μs ở tần số 640 kHz .
Nguồn cung cấp + 5V .
Điện áp ngõ vào 0 – 5V .
Tần số xung clock 10kHz – 1280 kHz .
Nhiệt độ hoạt động - 40oC đến 85oC Mạch khống chế nhiệt độ .
Dễ dàng giao tiếp với vi xử lý hoặc dùng riêng .
Không cần điều chỉnh zero hoặc đầy thang Nguyên lý hoạt động: ADC 0804 có 1 vào tương tự để chuyển đổi sang số 8 bit.
Sau khi kích xung start thì bộ chuyển đổi bắt đầu hoạt động ở cạnh xuống của xung INTR, lúc này bit cơ trọng số lớn nhất (MSB) được đặt lên mức 1, tất cả các bit còn lại ở mức 0, đồng thời tạo ra điện thế có giá trị Vref/2, điện thế này được so sánh với điện thế vào in.
+ Nếu Vin > Vref/2 thì bit MSB vẫn ở mức 1.
+ Nếu Vin < Vref/2 thì bit MSB vẫn ở mức 0.
Tương tự như vậy bit kế tiếp MSB được đặt lên 1 và tạo ra điện thế có giá trị Vref/4 và cũng so sánh với điện áp ngõ vào Vin.
Quá trình cứ tiếp tục như vậy cho đến khi xác định được bit cuối cùng.
Khi đó chân INTR lên mức 1 báo cho biết đã kết thúc chuyển đổi.