question
stringlengths
12
637
terms
stringlengths
14
111
answer
stringlengths
31
1.57k
Điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 8 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 9 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng.
Điều khiển xe ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì bị xử lý thế nào?
Theo Khoản 9 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng.
Điều khiển xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị xử lý thế nào?
Theo Khoản 6 Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Điều khiển xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị xử lý thế nào?
Theo Khoản 8 Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
Xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp có bị hạn chế tốc độ hay không?
Theo khoảng 2 Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp không bị hạn chế tốc độ di chuyển.
Đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường có bị hạn chế tốc độ hay không?
Theo khoảng 2 Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008
Đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường không bị hạn chế tốc độ di chuyển.
Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu có bị hạn chế tốc độ hay không?
Theo khoảng 2 Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu không bị hạn chế tốc độ di chuyển.
Điều khiển xe máy trên đường mà Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì bị xử lý thế nào?
Theo Khoản 8 Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
Cửa hàng của tôi có một biển báo giao thông chắn trước cửa. Tôi có đào lên và di chuyển biển báo giao thông đó sang bên cạnh cách khoảng 2m. Sau đó tôi bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính. Bộ Công an cho tôi hỏi, lỗi của tôi thì mức xử phạt là bao nhiêu và quy định tại văn bản nào?
Theo Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP
Vi phạm quy định về bảo vệ các công trình công cộng, công trình an ninh, trật tự: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự ý xê dịch các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức.
Em thấy cảnh sát giao thông cân cả người và xe. Xin hỏi việc cân cả người và xe có đúng quy định không?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT
Để xác định xe có quá tải trọng hay không thì Cảnh sát giao thông phải cân cả trọng lượng bản thân xe cùng với trọng lượng của người ngồi trên xe. Chính vì vậy, theo trường hợp bạn trình bày, các đồng chí Cảnh sát giao thông đã thực hiện đúng quy định pháp luật.
Giấy phép lái xe của tôi hết hạn vào tháng 6 năm 2023. Tuy nhiên, do vi phạm nồng độ cồn, nên tôi đã bị cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe. Vậy luật sư cho tôi hỏi, đến thời hạn ghi trên giấy phép lái xe tôi có thể xin gia hạn được không? hay tôi phải chờ đến khi hết thời hạn thu giữ giấy phép lái xe mới đi ra hạn được?
Theo khoản 5 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Trong trường hợp của bạn, nếu thời hạn thu giữ giấy phép lái xe của bạn vẫn còn hiệu lực vào thời điểm giấy phép lái xe của bạn hết hạn vào tháng 6 năm 2023, bạn không thể xin gia hạn được giấy phép lái xe. Bạn phải chờ đến khi kỳ hạn thu giữ giấy phép lái xe của mình hết hạn, sau đó thực hiện làm thủ tục gia hạn giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật.
Tôi vừa bị công an phạt về lỗi vượt đèn đỏ, biên bản có ghi ngày cụ thể để đến nộp phạt. Tuy nhiên do bị tạm giữ giấy phép lái xe nên tôi muốn đến sớm để giải quyết, đóng phạt và nhận lại giấy phép lái xe thì có được không?
Theo khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Nếu thời hạn tính từ ngày anh nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến ngày nộp phạt cụ thể ghi trong quyết định là 10 ngày thì anh/chị có thể đến Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sớm để giải quyết, đóng phạt và nhận lại giấy phép lái xe.
Tôi đang điều khiển ô tô con lưu thông trên cao tốc Hà Nội - Lào Cai thì gặp chướng ngại vật trước mặt. Khi tôi phanh xe để giảm tốc độ, bật xi nhan để đánh lái vào lề đường bên phải thì lập tức có một ô tô đi phía sau đâm vào đuôi xe, làm ô tô của tôi hỏng nặng. Sau đó liên tiếp 3 ô tô khác cũng “hít đuôi” nhau. Các bên không thỏa thuận được bồi thường thiệt hại như thế nào. Xin hỏi, trong trường hợp này lỗi thuộc về xe nào và cách giải quyết ra sao?
Theo Điều 4 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT
Trường hợp sau khi khám nghiệm hiện trường cho thấy tất cả các xe sau đều vi phạm quy định về giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông theo quy định pháp luật hiện hành thì những xe phía sau sẽ có lỗi, khi đó xe sau sẽ đền cho xe trước và cứ thế đến xe đầu tiên.
Tôi bị tước giấy phép lái xe 23 tháng. Tuy nhiên giấy phép lái xe hạng C của tôi còn 2 tháng nữa sẽ hết hạn. Theo tôi được biết nếu quá hạn trên 1 năm sẽ phải sát hạch lại lý thuyết. Xin hỏi trường hợp này có cách nào để cấp lại giấy phép lái xe không?
Theo Khoản 5 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Việc Giấy phép lái xe sắp hết hạn vẫn có thể bị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời hạn nhất định. Ngoài ra, trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, người bị tước không được làm thủ tục cấp đổi, cấp mới giấy phép lái xe.
Tôi điều khiển xe ô tô 5 chỗ, vượt đèn đỏ và gây ra tai nạn giao thông. Người bị đâm có kết quả giám định tỷ lệ thương tật là 20%. Xin hỏi trường hợp này tôi có bị xử lý hình sự không?
Theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2017
Để xử lí hình sự đối với người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ thì tỉ lệ thương tổn cơ thể phải từ 61% trở lên. Tuy nhiên, trường hợp của bạn, người bị đâm mới chỉ bị tỉ lệ thương tật 20%. Do đó, bạn sẽ không bị xử lí hình sự.
Khi tham gia giao thông, tôi có thấy rất nhiều trường hợp bị cảnh sát giao thông xử phạt do bật đèn xi-nhan quá muộn khi rẽ. Vậy xin hỏi phải bật xi-nhan trước bao nhiêu mét trước khi rẽ để không bị phạt?
Theo Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008
Người điều khiển phương tiện có thể căn cứ theo giáo trình đào tạo lái xe ô tô thì tín hiệu báo trước hướng rẽ nên bật trước với khoảng cách 30 mét sẽ đảm bảo an toàn nhất. Với xe máy, khoảng cách nên giao động từ 10-15 mét.
Tôi có lái xe trên tuyến đường cao tốc. Đến trạm thu phí, do mức phi trạm thu phí đưa ra không hợp lí nên tôi từ chối không thanh toán và cố tình dừng xe tại trạm thu phí gây ách tắc giao thông gần 2 tiếng. Vậy trong trường hợp trên, tôi có phạm tội gây rối trật tự công cộng với tình tiết gây cản trở giao thông nghiêm trọng không?
Theo khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự 2017
Hành vi của bạn đã có thể đủ cấu thành tội gây rối trật tự công cộng theo quy định trên với tình tiết gây cản trở giao thông nghiêm trọng.
Tôi có đang sửa một chiếc xe Exciter của khách hàng A. Đang trong quá trình sửa xe thì cảnh sát giao thông vào lập biên bản và tạm giữ xe với lý do chiếc xe Exciter tự ý thay đổi kết cấu xe. Vậy cho tôi hỏi, việc cảnh sát giao thông lập biên bản và tạm giữ xe trong trường hợp này là đúng hay sai?
Theo khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Trong tình huống này, nhân viên cửa hàng đang trong quá trình sửa xe cho khách hàng và không nói rõ là sửa những phần nào, đã có những biến dạng nào chưa và hiện tại xe không tham gia giao thông nên việc cảnh sát giao thông vào lập biên bản và tạm giữ xe là sai.
Trên đường về nhà, bạn em chạy xe và va chạm với một người đi xe đạp đang băng qua đường. Hậu quả, chiếc xe đạp bị hư hỏng, người điều khiển xe đạp và bạn em đều bị thương nhẹ. Bạn em đã đem xe đạp đi sửa. Bạn em đi đúng làn đường và tốc độ cho phép, không vi phạm pháp luật về giao thông và không có lỗi trong việc gây ra vụ va chạm. Vậy, bạn em có cần phải chịu trách nhiệm gì nữa hay không?
Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015
Trong trường hợp của bạn, nếu bạn của bạn có căn cứ chứng minh được bạn ấy đi đúng làn đường, tuân thủ đúng quy định pháp luật về giao thông, không có lỗi trong việc gây tai nạn, tai nạn xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại (người đi xe đạp) thì bạn của bạn không phải bồi thường.
Tôi lái xe và gây tai nạn cho người khác nhưng chỉ gây thiệt hại về tài sản khiến xe của người khác bị hư. Tôi chưa có bằng lái xe. Vậy, tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Theo Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015
Vì chưa xác định được mức độ thiệt hại về tài sản do bạn gây ra là bao nhiêu nên chưa thể kết luận bạn có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không. Do đó, tùy vào mức độ thiệt hại mà bạn gây ra, cơ quan chức năng sẽ xem xét trách nhiệm của bạn.
Nếu phát hiện tài xế điều khiển phương tiện tham gia giao thông dương tính với ma túy thì sẽ có biện pháp xử lý thế nào?
Theo Khoản 11 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
Xe ô tô được phép tham gia giao thông phải bảo đảm điều gì?
Theo khoảng 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Hành vi tự ý dịch chuyển biển báo giao thông bị xử phạt bao nhiêu?
Theo Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP
Vi phạm quy định về bảo vệ các công trình công cộng, công trình an ninh, trật tự: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự ý xê dịch các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức.
Bộ Công an cho tôi hỏi, hành vi đỗ xe chắn trước cửa nhà dân sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm các quy định liên quan đến dừng xe, đỗ xe thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Bộ Công an cho tôi hỏi, hành vi phá hoại xe ô tô sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Đối với hành vi phá hoại xe ô tô, căn cứ vào tình tiết vụ việc, tính chất, mức độ, hậu quả thiệt hại, lỗi của từng bên có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc giải quyết theo pháp luật dân sự.
Xe ô tô chạy qua tốc độ quy định trên đường cao tốc từ 05 km/h đến 10 km/h thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 3 Điều 78 trong Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Khi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến 10 km/h thì bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
Xe ô tô chạy qua tốc độ quy định trên đường cao tốc từ 10 km/h đến 20 km/h thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 6 Điều 78 trong Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Khi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Xe ô tô chạy qua tốc độ quy định trên đường cao tốc từ 20 km/h đến 35 km/h thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 7 Điều 78 trong Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Khi điều khiển xe chạy quá tốc độ tối đa cho phép từ 20 km/h đến 35 km/h thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Xe ô tô chạy qua tốc độ quy định trên đường cao tốc trên 35 km/h thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 8 Điều 78 trong Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Khi điều khiển xe chạy quá tốc độ tối đa cho phép trên 35 km/h thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Tốc độ tối đa cho phép trên mỗi loại đường cao tốc là giống hay khác nhau?
Theo Điều 9, Thông tư 91/2015/TT-BGTVT
Tùy theo từng cấp đường cao tốc, Bộ Giao thông vận tải công bố tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cụ thể. Hiện nay tốc độ cao nhất được chạy trên đường cao tốc là 120 km/h, tốc độ tối thiểu được ghi trên biển báo hiệu.
Tốc độ tối đa cho phép trên mỗi loại đường cao tốc phụ thuộc vào yếu tố nào?
Theo Điều 9, Thông tư 91/2015/TT-BGTVT
Tùy theo từng cấp đường cao tốc, cơ sở hạ tầng, thời tiết và biển báo hiệu.
Em tôi đang điều khiển xe máy tham gia giao thông trên đường thì bất ngờ một chiếc ô tô 04 chỗ mở cửa khiến em tôi đâm vào cánh cửa ô tô đó và bị thương nặng. Bộ Công an cho tôi hỏi, người mở cửa ô tô đó có vi phạm pháp luật không?
Theo Khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ
Hành vi mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn là hành vi vi phạm pháp luật.
Mở cửa xe gây tay nạn giao thông thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Người điều khiển xe mở cửa xe không đảm bảo an toàn bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.
Xe cơ giới muốn tham gia giao thông có cần phải đăng ký và gắn biển số không?
Theo khoảng 3 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Điều khiển phương tiện chạy vào làn xe buýt nhanh thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 12 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Hành vi đi không đúng làn đường quy định đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Điều khiển xe ô tô không nhường đường cho xe ưu tiên thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 12 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô.
Điều khiển xe máy không nhường đường cho xe ưu tiên thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại tương tự xe gắn máy.
Điều khiển xe máy kéo không nhường đường cho xe ưu tiên thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 4 Điều 7 Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng.
Điều khiển xe ô tô bật đèn pha trong khu vực đô thị đông dân cư thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
Điều khiển xe máy bật đèn pha trong khu vực đô thị đông dân cư thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Điều khiển xe máy kéo bật đèn pha trong khu vực đô thị đông dân cư thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 3 Điều 7 Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Điều khiển xe máy kéo bật đèn pha trong khu vực đô thị đông dân cư gây tai nạn giao thông thì bị phạt ra sao?
Theo Khoản 9 Điều 7 Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.
Điều khiển xe ô tô bật đèn pha trong khu vực đô thị đông dân cư gây tai nạn giao thông thì bị phạt ra sao?
Theo Khoản 12 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.
Điều khiển xe máy bật đèn pha trong khu vực đô thị đông dân cư gây tai nạn giao thông thì bị phạt ra sao?
Theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.
Sử dụng điện thoại khi điều khiển xe gắn máy thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đang điều khiển xe sử dụng điện thoại di động.
Vừa chạy xe máy vừa đeo tai nghe nhạc thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đang điều khiển xe sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
Các loại giấy tờ nào cần mang theo khi điều khiển xe gắn máy?
Theo Khoản2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ
Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy bảo hiểm, giấy chứng nhận kiểm định an toàn.
Bộ Công an cho tôi hỏi, các loại giấy tờ như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, bằng lái xe, giấy tờ xe đã photo công chứng thì có giá trị khi Cảnh sát giao thông kiểm tra không?
Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Bản sao có chứng thực không có giá trị thay thế bản chính khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
18 tuổi có được học bằng lái xe ô tô không?
Theo Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008
Khi bạn đủ 18 tuổi thì sẽ được phép học lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.
Chủ xe máy không có Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông bị phạt như thế nào?
Theo Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Trong trường hợp điều khiển xe máy mà không có Giấy phép lái xe, bạn sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Xe ô tô lùi xe mà không bật đèn xi nhan thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Mức xử phạt cho hành vi lùi xe ô tô nhưng không xi nhan là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Uống rượu bia mà lái xe ô tô sẽ bị tước bằng lái bao lâu?
Theo Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe ít nhất là 10 tháng, vi phạm nặng hơn thì sẽ bị tước giấy phép lâu hơn.
Nộp hồ sơ cấp lại bằng lái xe tại tỉnh khác được hay không?
Theo Khoản 8 Điều 31 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT
Bạn có thể nộp hồ sơ xin cấp lại bằng lái xe máy bị mất ở bất cứ tỉnh nào.
Phơi lúa trên đường bộ bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008
Việc phơi lúa trên đường sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức.
Có bằng lái xe hạng A1 được lái loại xe nào?
Theo Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008
Nếu có bằng lái xe hạng A1 thì bạn có thể điều khiển cái loại xe có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3.
Người đi xe đạp điện khôn đội nón bảo hiểm có bị phạt không?
Theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Người điều khiển xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
cho người khác đi nhờ xe máy không đội nón bảo hiểm bị phạt như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Người tham giao giao thông khi ngồi sau không đội nón bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng.
Thay đổi màu sơn xe có phải đi đổi giấy chứng nhận đăng ký xe hay không?
Theo Điều 11 Thông tư 58/2020/TT-BCA
Trong trường hợp bạn thay đổi màu sơn của xe thì bạn phải tiến hành đi cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe (cà vẹt xe).
Tổ chức đua xe trái phép có bị xử lý hình sự không?
Theo Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Người có hành vi tổ chức đua xe trái phép có thể bị phạt tù cao nhất là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Giấy đăng ký xe đang làm nhưng có biển số xe nhưng khi tham gia giao thông có vi phạm không?
Theo Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008
Khi tham gia giao thông không có cavet xe bạn sẽ vi phạm quy định pháp luật giao thông đường bộ.
Chạy xe lên cầu vượt và dừng lại ngắm cảnh có được không?
Theo khoản 4 Điều 18 Luật giao thông đường bộ 2008
Người điều khiển phương tiện giao thông không được dừng xe, đỗ xe trên cầu, gầm cầu vượt.
Có bằng lái xe A2, có cần thi bằng A1 nữa không?
Theo Khoản 1 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Khi đã có giấy phép lái xe hạng A2 thì bạn không cần giấy phép hạng A1 nữa.
Xe ô tô bị mất trộm có phải đóng phí sử dụng đường bộ không?
Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 70/2021/TT-BTC
Nếu như xe ô tô của bạn bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên thì bạn sẽ không phải đóng phí sử dụng đường bộ.
Điều khiển xe ô tô vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Người thực hiện hành vi điều khiển xe ô tô vượt đèn đỏ có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Điều khiển xe máy đi ngược chiều bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Người điều khiển xe máy đi ngược chiều sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Điều khiển xe máy vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Người thực hiện hành vi điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ là 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Điều khiển xe vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông có bị truy cứu hình sự hay không?
Theo Khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Người có hành vi vượt đèn đỏ và gây tai nạn giao thông thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tùy theo mức độ vi phạm.
Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu bên phải thì có bị phạt không?
Theo khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Xe máy chỉ có gương chiếu hậu phía bên phải thì bạn sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Bán đồ ăn bằng xe đẩy trên vỉa hè có bị xử phạt không?
Theo Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Người dùng xe đẩy để bán đồ ăn trên vỉa hè sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Dừng đỗ xe tải trên đường cao tốc bị phạt thế nào?
Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Hành vi dừng đỗ xe tải trên đường cao tốc không đúng nơi quy định sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
Điều khiển xe tải trên đường có biển cấm thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Khi bạn điều khiển xe tải đi vào đường cấm thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Bằng lái xe máy có thời hạn sử dụng hay không?
Theo Khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVTP
Theo quy định trên thì bằng lái xe máy không có thời hạn sử dụng, khi được cấp bằng lái xe máy thì người điều khiển phương tiện sẽ được sử dụng đến hết đời.
Mất bằng lái xe máy thì đi xin cấp lại ở đâu?
Theo Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT
Bạn chỉ cần đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để làm thủ tục cấp lại giấy phép lái xe máy.
Chạy xe đạp điện trên vỉa hè có bị xử phạt không?
Theo Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Hiện nay pháp luật vẫn chưa có quy định xử phạt nào đối với hành vi đi xe đạp điện trên vỉa hè.
Đi xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không?
Theo Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Người điều khiển xe đạp điện vẫn phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Đội mũ bảo hiểm kém chất lượng có vi phạm pháp luật không?
Theo Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Việc sử dụng mũ bảo hiểm kém chất lượng không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Làm lại giấy tờ đăng ký xe máy có lâu không?
Theo Điều 4 Thông tư 58/2020/TT-BCA
Trường hợp anh/chị đi làm lại giấy tờ đăng ký xe máy bị mất thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
Cho tôi hỏi trẻ em bao nhiêu tuổi thì phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông?
Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Theo quy định trên thì trẻ em từ 06 tuổi trở lên sẽ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Tôi không đội nón bảo hiểm, khi thấy công an tôi dắt bộ xe máy qua chốt Cảnh sát giao thông thì có bị xử phạt?
Theo khoản 23 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008
Hành vi không đội nón bảo hiểm dắt xe qua chốt Cảnh sát giao thông sẽ không bị xử phạt.
Lái xe máy khi chưa đủ tuổi bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Lái xe máy khi chưa đủ tuổi có thể bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe có phải là chống người thi hành công vụ hay không?
Theo Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP
Hành vi bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông được xem là hành vi chống người thi hành công vụ.
Điều khiển xe bật xi nhan rẽ trái nhưng lại rẽ phải thì có bị xử phạt không?
Theo Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008
Việc xi nhan trái nhưng rẽ phải hay ngược lại không có tác dụng báo hiệu hướng rẽ cho những phương tiện đi sau nên vẫn có thể bị xử phạt như đối với trường hợp chuyển hướng mà không có tín hiệu báo trước.
Xe máy có gương chiếu hậu bên trái nhưng vỡ phần kính thì phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Xe máy có gương chiếu hậu bên trái nhưng vỡ phần kính thì phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Khi điều khiển xe máy tham gia giao thông phải mang theo những giấy tờ nào?
Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008
Người điều khiển xe máy tham gia giao thông phải mang theo những giấy tờ sau: giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Xe đạp đi vào đường cao tốc sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 4 điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi: Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Điều khiển xe gắn máy đứng tên người khác tham gia giao thông có bị phạt hay không?
Theo khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức.
Điều khiển xe ô tô đứng tên người khác tham gia giao thông có bị phạt hay không?
Theo khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với tổ chức
Không lắp đặt camera lên xe ô tô kinh doanh vận tải có bị phạt hay không?
Theo Khoản 6 Điều 28 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải không lắp đặt camera lên xe ô tô kinh doanh vận tải.
Lắp thêm đèn chiếu sáng cho xe máy có bị xử phạt không?
Theo khoản 13 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Để cải thiện ánh sáng của đèn, bạn có thể thay đèn mới chứ không được phép thay đổi kết cấu xe. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định.
Lắp thêm đèn chiếu sáng cho xe máy thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.
Rẽ phải khi đèn đỏ bật sáng có bị phạt không?
Theo khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Trong trường hợp đèn đỏ bật sáng, bạn phải dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp có biển phụ hoặc đèn phụ báo được phép rẽ phải thì bạn được phép rẽ phải hoặc nếu có người điều khiển giao thông thì bạn phải chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Múc phạt của xe máy không chấp hành đèn tín hiệu giao thông là bao nhiêu tiền?
Theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
Múc phạt của xe máy khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm là bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.
Điều khiển xe máy nhưng để quên giáy tờ xe ở nhà thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo giấy tờ xe.
Điều khiển xe máy kéo theo xe đạp có bị phạt không?
Theo Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Người có hành vi điều khiển xe máy mà kéo theo xe đạp khác có thể bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Quá hạn đăng kiểm xe ô tô 01 ngày có bị phạt hay không?
Theo khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Trường hợp chậm đăng kiểm xe ô tô 01 ngày thì người điều khiển xe ô tô cũng bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1 gồm những nội dung gì?
Theo khoản 13 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT
Nội dung thi sát hạch lái xe đối với bằng lái xe hạng A1 gồm hai nội dung là sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành.
Sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 15 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Cá nhân sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe máy sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Hiện nay có thể xin cấp lại giấy đăng ký xe máy ở đâu?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 15/2022/TT-BCA
Anh/Chị có thể ra Cơ quan công an cấp huyện nơi đăng ký xe để xin cấp lại giấy tờ đăng ký xe máy bị mất, trường hợp anh/chị đăng ký xe ở Công an cấp xã thì có thể ra đó để xin cấp lại giấy tờ xe.